Vị trí thoái hóa khớp thường gặp

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Trình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương của bị hư hại, tổn thương. Vậy thoái hóa khớp thường xảy ra ở vị trí khớp nào?

Vị trí thoái hóa khớp thường gặp
Thoái hóa khớp ở gối là vị trí thường gặp nhất

Thoái hóa khớp là bệnh gì?

Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính có đặc điểm là nứt vỡ và mất sụn khớp cùng với những thay đổi khác của khớp, bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương). Bệnh dần hình thành các trạng thái đau, tăng hoặc khởi phát sau vận động, cứng khớp kéo dài < 30 phút sau khi thức dậy và sau khi không hoạt động, và thỉnh thoảng có sưng khớp.

Thoái hóa khớp, bệnh khớp phổ biến nhất, thường có triệu chứng ở tuổi 40 và 50 và gần như toàn bộ ở tuổi 80. Dưới 40 tuổi, hầu hết thoái hóa khớp lớn xảy ra ở nam giới và thường là kết quả của chấn thương hoặc biến đổi giải phẫu (ví dụ, loạn sản xương hông). Từ 40 đến 70 tuổi, thoái hóa khớp hay gặp ở phụ nữ, còn trên 70 tuổi, tỷ lệ thoái hóa khớp ở nam và nữ là như nhau.

Phân loại thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp được phân loại thành nguyên phát (tự phát) hoặc thứ phát đối với một số nguyên nhân đã biết.

Thoái hóa khớp nguyên phát

  • Có thể khu trú ở một số khớp (ví dụ, mềm sụn ở xương bánh chè là thoái hóa khớp nhẹ xảy ra ở những người trẻ tuổi). Thoái hóa khớp nguyên phát thường được chia thành các vị trí khớp bị ảnh hưởng (ví dụ như bàn tay, bàn chân, khớp gối, háng). Nếu thoái hóa khớp nguyên phát liên quan đến nhiều khớp, nó được phân loại là thoái hóa khớp nguyên phát toàn thể.

Thoái hóa khớp thứ phát

  • Do thay đổi vi môi trường của sụn khớp. Những tình trạng này bao gồm chấn thương nặng, bất thường khớp bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa (ví dụ, bệnh ứ sắt, Bệnh Wilson), nhiễm trùng (gây viêm khớp sau nhiễm trùng), bệnh nội tiết và thần kinh, và rối loạn làm thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của sụn hyalin (ví dụ, viêm khớp dạng thấp [RA], bệnh Gout, bệnh canxi hóa sụn).

Những nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp

Nguyên nhân nguyên phát

Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác. Điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.

Nguyên nhân thứ phát

  • Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.
  • Chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa. Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.
  • Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
  • Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh

  • Người lớn tuổi
  • Người làm việc tay chân ở mức độ thường xuyên và liên tục
  • Người tập luyện thể thao ở cường độ cao và có tiền sử chấn thương
  • Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương.

Những vị trí thường bị thoái hóa khớp

Viêm khớp thoái hóa có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể. Một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân… Thông thường, bạn sẽ chỉ gặp các triệu chứng ở một hoặc vài khớp cùng lúc. Một số vị trí thoái hoá khớp điển hình như:

Thoái hóa khớp gối

Là tình trạng thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng hạn chế trong di chuyển. Trong nhiều trường hợp, viêm khớp do thoái hóa thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành dẫn đến bệnh gai khớp gối và làm trầm trọng hơn.

Thoái hóa khớp háng

Những bệnh nhân gặp tình trạng khớp háng bị thoái hóa thường sẽ đi lại khó khăn. Ở giai đoạn đầu của bệnh thường khó chẩn đoán vì cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, bao gồm háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể nhói và buốt hoặc có thể đau âm ỉ và phần hông thường cứng

Thoái hóa khớp cùng chậu

Các triệu chứng dễ gặp nhất khi bị viêm khớp cùng chậu thường là đau thắt lưng, hông; cảm giác tê bì chân khi ngồi lâu một tư thế, mệt mỏi. Thoái hóa khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Người bệnh có thể bị ở 1 khớp hoặc cả 2 khớp cùng chậu.

Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

Thoái hóa các khớp ở bàn tay, cổ tay thường gặp ở người lớn tuổi. Lúc này, lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay bị suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, giảm sức chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp.

Thoái hóa khớp cổ chân

Viêm khớp thoái hóa cổ chân thường hay thường gặp ở người trên 40 hoặc có công việc sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ bóng đá… Bệnh tiến triển chậm, với các triệu chứng ban đầu mơ hồ, khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, cảm giác nặng nề và kém linh hoạt khi vận động. Những cơn đau nhói đến khi người bệnh gắng sức hoặc tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương.

Thoái hóa đốt sống

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cổ. Thoái hóa đốt sống lưng gây đau vùng thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp (gai cột sống) có thể kích thích các dây thần kinh cột sống, gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.

Những biến chứng của thoái hóa khớp

Đối với nhiều người, thoái hóa khớp là một chứng đau mãn tính, có thể khiến bạn cạn kiệt sức và suy nhược. Bệnh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về lo âu và trầm cảm.

Theo một nghiên cứu:

  • Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược ở người lớn
  • Khoảng 80% người bị thoái hóa khớp di chuyển bị hạn chế một vài vận động
  • Khoảng 25% người bị thoái hóa khớp không thể thực hiện các hoạt động thông thường trong cuộc sống.

Những tác hại của bệnh thoái hóa khớp có thể gây ra bao gồm:

  • Gây rối loạn giấc ngủ
  • Giảm năng suất làm việc
  • Tăng cân
  • Gây ra bệnh Gout
  • Chứng vối hóa sụn
  • Làm gia tăng tình trạng trầm cảm, lo âu

Các biến chứng thoái hóa khớp khác gồm:

  • Hoại tử xương
  • Gãy xương do áp lực
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp
  • Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp
  • Dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống do thoái hóa khớp ở cột sống.

Điều trị thoái hóa khớp

Một số phương pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
  • Hướng dẫn người bệnh tập một số bài tập vật lý trị liệu để giảm đau đồng thời cải thiện, phục hồi chức năng khớp. Tuy nhiên, cần kiên trì tập trong thời gian dài.
  • Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Tiêm khớp để cải thiện chức năng hoạt động.
  • Phẫu thuật loại bỏ gai xương, thay thế bằng khớp nhân tạo, phẫu thuật chỉnh hình,…

Ngoài ra, việc bổ sung thêm các thực phẩm tự nhiên hay các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung cho xương khớp thêm khỏe mạnh là rất quan trọng. Các thực phẩm có chứa canxivitamin D sẽ giúp xương chắc khỏe và phòng chống loãng xương.

Sản phẩm cung cấp Glucosamine và MSM cho xương khớp thêm khỏe mạnh

Cách chăm sóc người bệnh

Với sự hỗ trợ và chăm sóc phù hợp, người bệnh có thể có một cuộc sống khỏe mạnh mà không gặp quá nhiều nguy cơ từ bệnh.

Sống lành mạnh

  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giữ cho cơ bắp chắc khỏe và kiểm soát cân nặng của bạn, điều này rất tốt cho bệnh xương khớp và mang lại lợi ích sức khỏe khác.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, glucosaminechondroitinomega-3, vitamin Dvitamin B

Uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

  • Ghi nhớ toa thuốc của bác sĩ và uống thuốc theo đúng chỉ định ngay cả khi những triệu chứng bệnh đã giảm nhẹ. Nếu có bất kỳ những thắc mắc hoặc tác dụng phụ mà người bệnh nghĩ rằng họ đang gặp phải khi sử dụng thuốc cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và cho các phương án phù hợp hơn. Trao đổi với bác sĩ khi muốn thay đổi qua một đơn thuốc khác hoặc loại thuốc khác.

Thăm khám định kỳ thường xuyên

  • Viêm khớp thoái hóa là một tình trạng lâu dài, người bệnh nên đi thăm khám định kỳ thường xuyên để được đánh giá và được bác sĩ cho những lời khuyên về triệu chứng hoặc tình trạng hiện tại của mình.

Tiêm phòng

  • Những người mắc các bệnh lâu dài như thoái hóa khớp được khuyến khích tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ khỏi bệnh cúm. Một số vắc xin khác được khuyến nghị như vắc xin phòng phế cầu giúp bảo vệ chống lại viêm phổi do phế cầu khuẩn.

Thoái hóa khớp xảy ra ở nhiệu vị trí khác nhau, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh. Người bệnh cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này. Nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, nghi ngờ khớp bị thoái hóa nên thăm khám ngay.

Leave a reply