Chúng tôi mong muốn hiển thị cho bạn thông tin sản phẩm chính xác. Nội dung, các nhà sản xuất và những gì cung cấp bạn thấy ở đây và chúng tôi chưa xác minh điều đó. Từ chối trách nhiệm

Thành phần

  • Hoạt chất: Acetylcysteine 200mg

Công dụng (Chỉ định)

Thuốc Acemuc được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Tiêu chất nhầy trong bệnh hô hấp có đàm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn tính. Thuốc tác động bằng cách làm cho đàm loãng hơn giúp ho khạc đàm dễ dàng hơn.

Liều dùng

  • Trẻ em từ 2-7 tuổi: 200 mg/lần, ngày 2 lần.
  • Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 200mg/lần, ngày 3 lần.
  • Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Thuốc Acemuc chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Phenylceton niệu, vì thuốc có chứa aspartam.
  • Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein).
  • Quá mẫn với acetylcystein, các chất có cấu trúc hóa học tương tự khác (ví dụ: carbocisteine, erdosteine hoặc mecysteine) hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Tuy hiếm gặp co thắt phế quản rõ ràng trong lâm sàng do acetylcystein nhưng vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein.

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn;
  • Tim mạch: Đỏ bừng, phù, tim đập nhanh.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Miễn dịch: Tăng mẫn cảm;
  • Tiêu hóa: Tiêu chảy, viêm miệng, đau bụng;
  • Tim mạch: Hạ huyết áp;
  • Thần kinh: Nhức đầu, ù tai;
  • Hô hấp: Chảy nước mũi nhiều, ran ngáy;
  • Da: Phát ban, mày đay, phù mạch, ngứa;
  • Toàn thân: Sốt.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

  • Tiêu hóa: Khó tiêu;
  • Hô hấp: Co thắt phế quản, khó thở;
  • Toàn thân: Phản ứng dụng phản vệ toàn thân, rét run.

Tương tác với các thuốc khác

  • Việc phối hợp một thuốc long đàm, tiêu nhầy với các thuốc trị ho không có hoặc có làm giảm bài tiết phế quản (tác dụng giống atropin) là không hợp lý, bởi vì giảm phản xạ họ có thể dẫn đến tích tụ dịch tiết phế quản.
  • Than hoạt tính có thể làm giảm tác dụng của acetylcystein.
  • Thử nghiệm in vitro khi pha trộn kháng sinh cephalosporin và acetylcystein, cho thấy có một lượng kháng sinh bị bất hoạt. Lưu ý khi sử dụng, nên dùng kháng sinh uống ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống acetylcystein.
  • Việc sử dụng đồng thời nitroglycerin và acetylcystein gây hạ huyết áp đáng kể và dẫn đến giãn mạch tạm thời và có thể gây nhức đầu.
  • Acetylcystein là một chất khử nên tương kỵ hóa học với chất oxy-hóa. Acetylcystein cũng tương kỵ với một số kim loại như sắt, đồng, và cao su, trypsin, chymotrypsin. Cần tránh thuốc tiếp xúc với các chất đó.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Ho là yếu tố cơ bản để bảo vệ phế quản – phổi nên cần phải tôn trọng.

Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Acemuc Kids 200 mg:

  • Nếu trước khi dùng thuốc này người bệnh bị giảm khả năng họ hoặc không thể ho, vì khi đó họ có thể cần thiết để khạc đàm sau khi thuốc này làm đàm loãng hơn.
  • Nếu người bệnh đến hạn làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, vì thuốc này có thể ảnh hưởng đến một vài xét nghiệm. Phải giám sát chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng. Khi điều trị với acetylcystein có thể xuất hiện nhiều đàm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.
  • Nguy cơ xuất hiện sốc phản vệ sau khi dùng thuốc.
  • Cần thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng. Nôn và buồn nôn do thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên bệnh nhân đã có bệnh lý này từ trước, và bởi vì nguy cơ về mặt lý thuyết là các chất tiêu nhầy có thể gây tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày.
  • Suy gan: Độ thanh thải toàn phần của acetylcystein trên bệnh nhân bị xơ gan suy giảm đáng kể và nửa đời thải trừ gần như gấp đôi so với nhóm chứng khỏe mạnh. Hiện không có thông tin xác định liều tối ưu trên những đối tượng này.
  • Thuốc có chứa lactose; bệnh nhân bị bệnh di truyền hiếm gặp của chứng bất dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose không nên dùng thuốc này.
  • Acetylcystein có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm xác định salicylates máu, ketone niệu.

Ảnh hưởng lên người lái xe hay thường xuyên vận hành máy móc: Thuốc không gây ảnh hưởng đến việc lái xe hoặc vận hành máy móc.

Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai và cho con bú:

Thời kỳ mang thai

  • Các kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy rõ thuốc không gây quái thai; tuy nhiên, các dữ liệu này không cho phép suy rộng ra trên người. Acetylcystein đi qua hàng rào nhau thai và được phát hiện trong máu cuống rốn. Như một biện pháp thận trọng, nên tránh sử dụng acetylcystein trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

  • Hiện không có thông tin liên quan đến sự bài tiết thuốc trong sữa mẹ, tránh dùng trong lúc nuôi con bằng sữa mẹ do chưa có các dữ liệu. Trong trường hợp rất thật cần thiết sử dụng hãy cân nhắc đến lợi ích của mẹ và nguy cơ có thể có đối với thai nhi và trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.

Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Để xa tầm tay trẻ em
Xem thêm