Thành phần
- Nước cất pha tiêm 10ml.
Công dụng (Chỉ định)
- Dùng làm dung môi hòa tan các thuốc tiêm bột hay pha loãng chế phẩm thuốc tiêm trước khi sử dụng.
- Ngoài ra còn dùng để rửa các vết thương ngoài da.
Liều dùng
- Lượng nước cất pha tiêm dùng để hòa tan hay pha loãng tùy thuộc vào nồng độ của chế phẩm cần hòa tan hay pha loãng.
- Liều lượng của dung dịch sau khi hòa tan hay pha loãng tuỳ thuộc vào tuổi tác, trọng lượng cơ thể, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Nước pha tiêm ở dưới dạng nhược trương, do đó không nên dùng riêng lẻ.
- Chống chỉ định khác liên quan đến tính chất của chế phẩm cần hòa tan hay pha loãng.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
- Có thể gặp như sốt, nhiễm trùng tại vị trí tiêm.
- Nếu tác dụng phụ xảy ra, ngưng tiêm và theo dõi tình trạng bệnh nhân, điều trị triệu chứng.
Tương tác với các thuốc khác
- Nước là thành phần chính của cở thể, chiếm 70% so với trọng lượng cơ thể.
- Sự cân bằng nước được phân theo cơ chế khác nhau.
- Lượng nước phân phối tùy thuộc vào nồng độ Electron ở các ngăn trong cơ thể.
- Trong trường hợp là dung môi hòa tan thuốc tiêm bột hay pha loãng các chế phẩm không làm ảnh hưởng đáng kể đến sự cân bằng này, ngoại trừ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Nước được hấp thụ ở dạ dày và ở ruột non vào máu.
- Từ huyết tương nước được đưa tới các cơ quan bải tiết và thải ra ngoài.
- Sự bài tiết nước rất quan trọng vì đi theo nước còn có nhiều chất cặn bã và sản phẩm sau cùng của chuyển hóa.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Sự tán huyết có thể xảy ra sau khi tiêm truyền một lượng dung dịch nhược trương, dùng nước pha tiêm để pha loãng.
- Không dùng để tiêm tĩnh mạch trừ khi nồng độ thẩm thấu của chế phẩm cần hòa tan hay pha loãng ở dạng đẳng trương.
- Cần kiểm tra độ trong, màu sắc, giới hạn các tiểu phân bằng mắt thường của dung dịch tiêm sau khi hòa tan hay pha loãng.
Khách hàng nói gì về sản phẩm
Chưa có đánh giá nào.