Chúng tôi mong muốn hiển thị cho bạn thông tin sản phẩm chính xác. Nội dung, các nhà sản xuất và những gì cung cấp bạn thấy ở đây và chúng tôi chưa xác minh điều đó. Từ chối trách nhiệm

Thuốc PMP Ceftazidime EG được chỉ định điều trị

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm trùng vùng da và cấu trúc da.
  • Nhiễm trùng đường tiết liệu, cả biến chứng và chưa biến chứng.
  • Nhiễm trùng xương và khớp.

Thành phần

  • Ceftazidim (dưới dạng Ceftazidim Pentahydrat) 2g

Công dụng (Chỉ định)

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm trùng vùng da và cấu trúc da.
  • Nhiễm trùng đường tiết liệu, cả biến chứng và chưa biến chứng.
  • Nhiễm trùng xương và khớp.
  • Nhiễm trùng phụ khoa.
  • Nhiễm trùng ổ bụng.
  • Nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương, bao gồm cả viêm màng não.

Liều dùng

  • Liều thường dùng ở người lớn là 1g mỗi 8 giờ một lần hoặc 2g mỗi 12 giờ một lần, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc bắp sâu.
  • Không cần điều chỉnh liều đối với trường hợp suy chức năng gan.

Những liều gợi ý của Ceftazidime trong trường hợp bệnh nhân suy thận như sau:

  • Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều gợi ý |Tần suất dùng
  • 50-31 | 1 gam |12 giờ một lần
  • 30-16 | 1 gam |24 giờ một lần
  • 15-6 | 500 mg | 24 giờ một lần
  • <5 | 500 mg | 48 giờ một lần

Liều dùng cho bệnh nhân nhi theo chỉ định của bác sỹ hoặc khuyến cáo dưới đây :

  • Trẻ sơ sinh (0-4 tuần) : 30 mg/kg tiêm tĩnh mạch | 12 giờ một lần
  • Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi: 30-50 mg/kg tiêm tĩnh mạch tối đa 6g/ngày | 8 giờ một lần
  • Sử dụng ở người cao tuổi: liều thông thường không nên vượt quá liều 3g mỗi ngày, đặc biệt ở nhưng bệnh nhân trên 70 tuổi.

Cách dùng:

  • Tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu: thường tiêm vào góc phần tư phía trên của mông hoặc phần bên của bắp đùi.

Chỉ dẫn pha dung dịch tiêm truyền:

  • Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc ( Ceftazidime 1g) trong 3ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch Lilocain Hydroclorid 0,5 % hay 1%.
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc ( Ceftazidime 1g) trong 10 ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch Natri Clorid 0,9% hoặc Dextrose 5%.
  • Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc trong các dung dịch như trong tiêm tĩnh mạch nhưng với nồng độ 10-20 mg/ml ( 1-2g thuốc trong 100ml dung môi).

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Người có tiền sử bị sốc khi dùng thuốc.
  • Người quá mẫn cảm với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

  • Sốc: sốc có thể xảy ra tuy hiếm gặp, do đó cần phải thận trọng.
  • Nếu xảy ra chứng loạn xúc giác, vị giác bất thường, thở rít, chóng mặt, ù tai, toát mồ hôi, cần phải ngừng thuốc và/hoặc thay đổi cách điều trị.
  • Quá mẫn cảm: nếu xảy ra phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, chứng đỏ bừng, ban đỏ dạng sần, phù mạch, phản ứng phản vệ (bao gồm co thắt phế quản và/hay hạ huyết áp), cần phải ngừng thuốc và/hoặc thay đổi cách điều trị.
  • Da: hiếm gặp, có thể xảy ra ban đỏ, hội chứng Lyell (hoại tử biểu bì nhiễm độc), hội chứng Stevens-Johnson.
  • Hệ thần kinh trung ương: gây nhức đầu, chóng mặt, chứng dị cảm và giảm vị giác.
  • Ðã ghi nhận các báo cáo về di chứng thần kinh bao gồm chứng run, giật rung cơ, co giật và bệnh não ở người suy thận sử dụng Ceftazidime mà không giảm liều cho thích hợp.
  • Thận: hiếm gặp các trường hợp suy giảm chức năng thận nặng, bao gồm suy thận cấp đã được ghi nhận, do đó cần giám sát người bệnh thường xuyên.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng gì xảy ra, cần phải ngừng thuốc và/hoặc thay đổi cách điều trị.
  • Huyết học: hiếm gặp, gây giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, chứng mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, tăng lymphô bào, tăng tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, và tăng bạch cầu ưa Eosine, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.
  • Thỉnh thoảng gây tăng thoáng qua Urê huyết, nitơ huyết và/hay Creatinin huyết thanh.
  • Gan: hiếm gặp, thỉnh thoảng gây vàng da, tăng ALT, AST, AL-P, Bilirubin, LDH, GGT, g-GTP.
  • Dạ dày- ruột: hiếm gặp, viêm kết tràng nặng kèm với phân có máu của viêm đại tràng giả mạc.
  • Nếu tiêu chảy thường xuyên xảy ra, cần áp dụng cách trị liệu thích hợp như ngừng thuốc.
  • Thỉnh thoảng gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, cảm giác khát, đẹn.
  • Hô hấp: trong việc sử dụng các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, hiếm khi xảy ra viêm phổi kẽ kèm theo chứng đỏ bừng, ho, khó thở, rối loạn X-quang ngực, tăng bạch cầu ưa Eosine, và hội chứng PIE.
  • Nếu các triệu chứng trên xảy ra, cần phải ngừng thuốc và/hoặc thay đổi cách điều trị bao gồm cả việc sử dụng hormon vỏ tuyến thượng thận.
  • Bội nhiễm: hiếm gặp, gây viêm miệng, nhiễm nấm candida.
  • Thiếu vitamin: hiếm gặp, có thể gây thiếu vitamin K (ví dụ: giảm Prothombin huyết, khuynh hướng chảy máu) và thiếu vitamin nhóm B (ví dụ: viêm lưỡi, viêm miệng, chán ăn, viêm dây thần kinh).
  • Quá liều: quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh bao gồm bệnh não, co giật, và hôn mê.
  • Có thể làm giảm nồng độ Ceftazidime huyết thanh bằng cách thẩm phân.
  • Các tác dụng phụ khác: gây viêm tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch, gây đau và/ hay viêm sau khi tiêm bắp.

Tương tác với các thuốc khác

  • Chưa có báo cáo.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Tiền sử quá mẫn cảm với Ceftazidime, các Cephalosporin và các Penicillin.
  • Có phản ứng chéo giữa Penicillin với Cephalosporin.
  • Viêm ruột kết giả mạc có thể xẩy ra.
  • Với bệnh nhân suy thận: Nên giảm tổng liều hàng ngày ở những bệnh nhân suy thận.
  • Nồng độ cao của thuốc có thể gây ra cơn co giật, bệnh lão, mất thăng bằng và trạng thái kích thích thần kinh cơ.
  • Điều trị với Ceftazidime có thể làm giảm bớt hoạt tính Prothrombin ở những bệnh nhân suy thận/ gan hoặc suy dinh dưỡng.
  • Thận trọng ở nhưng bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc bệnh lỵ.

Phụ nữ có thai và cho con bú:

  • Cephalosporin được coi là an toàn trong thai kỳ.
  • Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ trên người mang thai, nên chỉ dùng thuốc cho người mang thai chỉ thật khi cần thiết.
  • Ceftazidime được tiết vào sữa, nên phải cân nhắc dùng thuốc cho người đang cho con bú.
Xem thêm
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.