Chúng tôi mong muốn hiển thị cho bạn thông tin sản phẩm chính xác. Nội dung, các nhà sản xuất và những gì cung cấp bạn thấy ở đây và chúng tôi chưa xác minh điều đó. Từ chối trách nhiệm

Thành phần

  • Hoạt chất: Insulin 100UI/ml

Công dụng (Chỉ định)

  • Ðiều trị bệnh đái tháo đường týp I ( đái tháo đường phụ thuộc insulin ).
  • Điều trị đái tháo đường týp II khi các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không còn hiệu quả.
  • Thuốc được chỉ định để ổn định bệnh đái tháo đường ban đầu và đặc biệt dùng cho những trường hợp cấp cứu của bệnh đái tháo đường.
  • Trẻ em gầy yếu, kém ăn, suy dinh dưỡng, nôn nhiều và rối loạn chuyển hoá đường( thường truyền glucose kết hợp với insulin).
  • Gây cơn shock insulin để điều trị bệnh tâm thần( tạo cơn hạ glucose huyết đột ngột và mạnh).

Liều dùng

Liều dùng

  • Liều lượng thay đổi tùy theo từng cá nhân và do bác sĩ quyết định phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Bệnh nhân đái tháo đường không nên ngưng điều trị insulin trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nhu cầu insulin trung bình hàng ngày trong điều trị bệnh đái tháo đường thay đổi từ 0,5 cho đến trên 1,0 UI/kg cân nặng, phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân. Ở những bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát chuyển hóa tốt sẽ làm chậm lại quá trình xuất hiện và tiến triển các biến chứng của đái tháo đường giai đoạn muộn. Vì vậy, kiểm soát chuyển hóa tốt bao gồm theo dõi glucose, được khuyến khích.
  • Ở những bệnh nhân lớn tuổi, mục đích chủ yếu của điều trị là làm giảm triệu chứng và tránh tình trạng hạ đường huyết.
  • Thuốc thường được tiêm dưới da vào thành bụng, vùng đùi, vùng mông hoặc vùng cơ delta cũng có thể được dùng.
  • Tiêm dưới da vào thành bụng bảo đảm sự hấp thu nhanh hơn so với những vị trí tiêm khác.
  • Tiêm vào nếp gấp da được véo lên để làm giảm thiểu khả năng tiêm vào cơ.
  • Chỉ có dung dịch tiêm insulin người là được tiêm tĩnh mạch nhưng chỉ do bác sĩ thực hiện.
  • Sau khi tiêm, nên giữ kim dưới da ít nhất 6 giây. Giữ chặt nút đẩy cho đến khi rút kim khỏi da. Ðiều này bảo đảm thuốc đã vào hết và hạn chế khả năng máu hay các dịch khác trong cơ thể chảy vào kim hay vào ống insulin.
  • Nên thay đổi vị trí tiêm trong vùng tiêm để tránh sự loạn dưỡng mỡ. Ðể tránh nguy cơ lây bệnh, mỗi ống tiêm chỉ sử dụng cho một người.
  • Thuốc tác dụng nhanh và thường được dùng kết hợp với insulin tác dụng vừa hay insulin tác dụng kéo dài.
  • Việc tiêm insulin nên được thực hiện 30 phút trước bữa ăn chính hay bữa ăn phụ có carbohydrate.

Cách dùng

  • Hỗn hợp tiêm dưới da

Quá liều

  • Không có sự xác định rõ về quá liều đối với insulin. Tuy nhiên hạ đường huyết có thể phát triển qua các giai đoạn liên tiếp sau:
  • Giai đoạn hạ đường huyết nhẹ, có thể được điều trị bằng cách ăn đường glucose hay thức ăn có đường. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường được khuyên luôn luôn mang theo người vài viên đường, kẹo, bánh biscuits hay nước trái cây có đường.
  • Giai đoạn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân bị bất tỉnh có thể được điều trị bằng glucagon (0,5 đến 1mg) (GlucaGen HypoKit) và nhờ một người đã được hướng dẫn tiêm bắp hay tiêm dưới da hoặc nhờ nhân viên y tế truyền glucose bằng đường tĩnh mạch. Glucose phải được truyền nếu bệnh nhân không đáp ứng với Glucagon trong vòng 10-15 phút.
  • Khi bệnh nhân tỉnh lại cần cho dùng thức ăn có chứa carbohydrate để tránh hôn mê trở lại.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Hạ đường huyết.
  • Quá mẫn cảm với insulin người hay bất kỳ tá dược nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

  • Hạ đường huyết là một tác dụng không mong muốn thường xảy ra trong điều trị bằng insulin. Những triệu chứng của hạ đường huyết thường xuất hiện đột ngột, bao gồm đổ mồ hôi, da xanh và lạnh, bồn chồn, run, cảm giác lo âu, mệt mỏi bất thường, hay nhầm lẫn, khó tập trung, lơ mơ, đói dữ dội, giảm thị lực tạm thời, nhức đầu, buồn nôn và đánh trống ngực. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến bất tỉnh và có thể làm suy chức năng não tạm thời hay vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.
  • Phù và bất thường về khúc xạ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng liệu pháp insulin. Những triệu chứng này thường thoáng qua. Các phản ứng quá mẫn cảm tại chỗ (đỏ, sưng và ngứa ở chỗ tiêm) có thể có trong khi điều trị với insulin. Những phản ứng này thường thoáng qua và biến mất khi tiếp tục điều trị. Các phản ứng quá mẫn cảm toàn thân thỉnh thoảng xuất hiện. Những phản ứng này nghiêm trọng hơn và có thể gây phát ban toàn thân, ngứa, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, phù mạch thần kinh, khó thở, đánh trống ngực và hạ huyết áp. Những phản ứng quá mẫn cảm toàn thân rất dễ đe dọa tính mạng.
  • Loạn dưỡng mỡ có thể thấy ở chỗ tiêm do không thay đổi vị trí trong vùng tiêm.

Tương tác với các thuốc khác

Những chất sau đây có thể làm giảm nhu cầu insulin:

  • Các tác nhân gây hạ đường huyết dạng uống (OHA), octreotide, chất ức chế men monoamine oxidase (IMAO), tác nhân chẹn beta không chọn lọc, chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE), salicylate, rượu và steroid đồng hóa.
  • Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu insulin:
  • Thuốc ngừa thai uống, thiazide, glucocorticoid, hormon tuyến giáp, chất giống giao cảm, danazol.
  • Các tác nhân chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng của hạ đường huyết.
  • Rượu có thể tăng cường và kéo dài tác dụng hạ đường huyết của insulin.
  • Insulin nói chung chỉ nên được dùng chung với những hợp chất được xem là tương hợp. Những thuốc khác khi trộn vào dung dịch insulin có thể gây ra sự phân giải insulin, ví dụ nếu thuốc có chứa thiol hay sulphite. Khi trộn Actrapid HM với dịch truyền, một lượng insulin không lường trước bị hấp thu bởi dụng cụ truyền. Vì vậy, theo dõi glucose huyết của bệnh nhân trong suốt thời gian truyền được khuyến khích.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Liều insulin không thích hợp hoặc điều trị không liên tục, đặc biệt ở bệnh đái tháo đường type 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết và nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
  • Triệu chứng đầu tiên của tăng đường huyết thường xuất hiện từ từ, kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày. Những triệu chứng này bao gồm khát, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn, lơ mơ, da khô và đỏ, khô miệng, mất ngon miệng, hơi thở có mùi aceton.Ở bệnh đái tháo đường type 1, tăng đường huyết không được điều trị cuối cùng sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường, rất dễ dẫn đến tử vong. Bệnh đi kèm, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng và sốt nhẹ, thường làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân.
  • Suy thận hoặc suy gan có thể làm giảm nhu cầu insulin.
  • Việc điều chỉnh liều cũng cần thiết nếu bệnh nhân tăng hoạt động thể lực hay thay đổi chế độ ăn hàng ngày.
  • Khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng loại insulin khác hay sang nhãn hiệu insulin khác tuyệt đối cần sự hướng dẫn của bác sĩ. Những thay đổi về nồng độ, nhãn hiệu (nhà sản xuất), loại (insulin tác động nhanh, insulin tác dụng vừa, insulin tác dụng kéo dài…), chủng loại (insulin động vật, insulin người) và/hay phương pháp sản xuất (tái kết hợp ADN so với insulin nguồn gốc động vật) có thể dẫn đến sự cần thiết thay đổi liều dùng. Bệnh nhân chuyển sang dùng thuốc này có thể cần thay đổi liều insulin thường dùng. Nếu việc điều chỉnh là cần thiết, điều này có thể thực hiện ở liều đầu tiên hoặc trong vài tuần đầu hoặc vài tháng đầu.
  • Một số bệnh nhân từng có phản ứng hạ đường huyết sau khi chuyển từ insulin nguồn gốc động vật sang insulin người đã ghi nhận rằng những triệu chứng báo hiệu sớm của hạ đường huyết ít mạnh bằng hoặc khác với những triệu chứng hạ đường huyết khi dùng loại insulin trước đây. Các bệnh nhân có mức glucose huyết cải thiện rõ, ví dụ do liệu pháp insulin tích cực, có thể có sự thay đổi những triệu chứng báo trước thường gặp của hạ đường huyết và những bệnh nhân này nên được bác sĩ thông báo trước.
  • Do nguy cơ kết tủa trong một số ống thông bơm insulin, không nên dùng thuốc trong bơm insulin để truyền insulin dưới da liên tục (CSII).

Lái xe và sử dụng máy móc

  • Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm do kết quả của hạ đường huyết. Việc hạ đường huyết này có thể gây ra nguy hiểm trong những tình huống mà những khả năng này có tầm quan trọng đặc biệt (ví dụ đang lái xe hay đang vận hành máy móc).
  • Bệnh nhân phải được nhắc nhở để thận trọng tránh tình trạng hạ đường huyết trong khi lái xe.
  • Ðiều này rất quan trọng ở những bệnh nhân bị giảm hay không nhận biết những dấu hiệu báo trước của hạ đường huyết hoặc ở những người thường có các giai đoạn hạ đường huyết. Cần phải thận trọng khi lái xe trong những trường hợp này.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Không có sự hạn chế về việc điều trị đái tháo đường bằng insulin trong thời kỳ mang thai vì insulin không qua hàng rào nhau thai. Sự kiểm soát tích cực khi điều trị những phụ nữ có thai bị đái tháo đường được khuyến khích trong suốt quá trình mang thai và khi dự định có thai.
  • Nhu cầu về insulin thường giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và sẽ tăng dần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Sau khi sinh, nhu cầu insulin nhanh chóng trở lại mức độ như trước khi có thai.
  • Không có sự hạn chế về việc điều trị bệnh đái tháo đường bằng insulin trong thời gian cho con bú vì insulin điều trị cho bà mẹ đang nuôi con không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, liều insulin có thể cần giảm đi.

Bảo quản

 

Xem thêm
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.