Rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống xã hội (ASPD) là một dạng rối loạn nhân cách liên quan đến sự thiếu đồng cảm và có hành vi bốc đồng, thao túng. Ở từng độ tuổi, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách chống xã hội là một quá trình suy nghĩ rối loạn chức năng ăn sâu và cứng nhắc, tập trung vào hành vi vô trách nhiệm xã hội với hành vi khám phá, phạm pháp mà không hề hối hận. Coi thường và vi phạm quyền của người khác là những dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội phổ biến, bao gồm không tuân thủ luật pháp, không có khả năng duy trì công việc ổn định, lừa dối, thao túng vì lợi ích cá nhân.

Người mắc chứng rối loạn nhân cách chống xã hội thường sẽ có những biểu hiện khá rõ ràng, nhưng bệnh lại dễ bị nhầm lẫn với tự kỷ. Do đó, các chuyên gia cho rằng việc chẩn đoán căn bệnh này khá phức tạp so với các chứng rối loạn về nhân cách khác. Bệnh còn liên quan đến các yếu tố sinh học và môi trường sống.

Mặc dù tình trạng này có thể bắt đầu từ thời thơ ấu, nhưng nó không được chẩn đoán chính thức trước 18 tuổi. Trẻ em có các triệu chứng này thường được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn hành vi. Để được chẩn đoán mắc ASPD, một người phải thể hiện sự coi thường và vi phạm quyền của người khác từ trước 15 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Căn nguyên chính xác vẫn chưa được biết, cả yếu tố di truyền và môi trường đều được phát hiện có vai trò trong sự phát triển của rối loạn nhân cách chống đối. Nhiều nghiên cứu khác nhau trong quá khứ đã cho thấy các ước tính khác nhau về tỷ lệ ảnh hưởng của yếu tố di truyền, nằm trong khoảng từ 38% đến 69%.

Các yếu tố môi trường có liên quan đến sự phát triển của rối loạn nhân cách chống đối xã hội bao gồm trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi (cả lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục, cũng như bị bỏ rơi) cùng với bệnh lý tâm thần thời thơ ấu.

Một số yếu tố đã được tìm thấy làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn này bao gồm hút thuốc trong thời kỳ mang thai và chức năng não bất thường. Nghiên cứu cho thấy những người có ASPD có sự khác biệt ở thùy trán, khu vực não đóng vai trò lập kế hoạch và phán đoán.

Những dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội điển hình là coi thường và vi phạm các quyền của người khác được chỉ ra bởi 3 (hoặc nhiều hơn) trong số những điều sau:

  • Không tuân thủ các chuẩn mực xã hội liên quan đến các hành vi hợp pháp
  • Lừa dối, nói dối nhiều lần, sử dụng bí danh hoặc lừa bịp người khác để mua vui hoặc thu lợi cá nhân
  • Bốc đồng hoặc không lập kế hoạch
  • Khó chịu và hung dữ, thường xuyên đánh nhau hoặc hành hung
  • Chủ quan đối với tính mạng của bản thân hoặc người khác
  • Thiếu trách nhiệm liên tục, không duy trì hành vi công việc nhất quán hoặc tôn trọng các nghĩa vụ cơ bản
  • Không có thái độ hối hận, thờ ơ hoặc hợp lý hóa việc làm tổn thương, ngược đãi người khác
  • Người bệnh từ 18 tuổi trở lên
  • Đã có bằng chứng về rối loạn ứng xử thường khởi phát trước 15 tuổi.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Trẻ em có các biểu hiện chống phá khi bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Ở trẻ em

  • Vi phạm các quy tắc: Khi bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, trẻ thường phá vỡ quy tắc trong gia đình và nhà trường, chẳng hạn như bỏ học, bỏ nhà,… Những đứa trẻ khác cũng có thể có hành động tương tự nhưng chúng sẽ nhận ra sai lầm và ngừng hành động khi gặp rắc rối hoặc nhận được sự giáo dục từ nhà trường và gia đình. Ngược lại, trẻ bị bệnh thường không lo sợ bất cứ điều gì, thậm chí, sự cấm đoán hay trách phạt từ người lớn lại càng khiến chúng hứng thú hơn khi thực hiện những hành vi sai trái.
  • Phá hoại: Dù phải chịu hậu quả với những hành vi này, trẻ bị bệnh vẫn sẽ tiếp tục thực hiện và với mức độ tăng dần. Một số hành vi phá hoại thường gặp như trộm cắp, làm bẩn tường công cộng, nghịch chất cháy nổ, đột nhập vào nhà người khác,…
  • Xâm phạm: Liên tục đấm đá vào người khác, ngay cả người thân; tra tấn động vật; thích sử dụng vũ khí, xúc phạm người khác bằng lời nói và hành động. Những hành vi này trở nên nguy hiểm khi chúng đến tuổi trưởng thành.
  • Gian dối để đạt được thứ mà chúng mong muốn, chẳng hạn như hành vi nói dối và trộm cắp.

Những người mắc chứng rối loạn này cũng có xu hướng đòi hỏi sự kích thích nhiều hơn và có thể tìm kiếm các hoạt động nguy hiểm hoặc thậm chí là bất hợp pháp để nâng cao sự kích thích của họ lên mức tối đa.

Điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống xã hội khó có thể điều trị vì một số lý do. Những người mắc chứng rối loạn này hiếm khi tự tìm cách điều trị. Họ thường chỉ nhận được sự can thiệp điều trị sau khi có các xung đột với hệ thống pháp luật.

Trong khi những người có ASPD thường gặp vấn đề với hệ thống luật pháp hình sự, nghiên cứu cho thấy rằng việc giam giữ và các biện pháp trừng phạt khác phần lớn không hiệu quả vì những người mắc chứng này thường không phản ứng với hình phạt.

Tâm lý trị liệu

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể hữu ích trong việc giúp các cá nhân có được cái nhìn sâu sắc về hành vi của họ và thay đổi các kiểu suy nghĩ sai lầm. Kết quả hiệu quả thường chỉ xảy ra sau khi điều trị lâu dài. Liệu pháp nhóm và gia đình cũng như liệu pháp có nền tảng tâm thần hóa (mentalization-based therapy), nhằm mục tiêu cung cấp khả năng nhận biết và hiểu trạng thái tinh thần của bản thân và người khác, cũng đã được nghiên cứu với ASPD và cho thấy nhiều hứa hẹn.

Một số bằng chứng khác cho rằng can thiệp điều trị sớm đối với rối loạn ứng xử ở trẻ em sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một số liệu pháp tâm lý và do mức độ nghiêm trọng của các tác hại tiềm ẩn khi trưởng thành, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định một liệu trình điều trị từ lứa tuổi trẻ em.

Dùng thuốc

Thuốc có thể được sử dụng để điều trị một số triệu chứng mà người có ASPD có thể gặp phải. Một số loại thuốc có thể được kê đơn bao gồm:

Hầu hết các trường hợp mắc phải rối loạn nhân cách chống đối xã hội đều có thể giải quyết trong môi trường ngoại trú. Người bệnh cần nhập viện khi để điều trị các tình trạng đồng thời xảy ra hoặc các biến chứng có thể mắc phải, chẳng hạn như cai nghiện chất kích thích hay xuất hiện hành vi tự sát gần đây.

Một cá nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ là gánh nặng cho gia đình, đồng nghiệp và những người xung quanh. Không chỉ vậy, các bệnh đi kèm về sức khỏe tâm thần và rối loạn gây nghiện liên quan cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn do tự tử sẽ làm tăng thêm gánh nặng này. Do đó, liệu pháp điều trị bằng thuốc hoặc tâm lý cần được xem xét khi nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội từ lúc nhỏ ở một người, giúp họ có khả năng hòa nhập cộng đồng khi lớn lên.

Leave a reply