Rối loạn thính giác: nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn thính giác là một vấn đề phức tạp và nghiêm trọng về khả năng nghe. Bệnh cần điều trị sớm tránh hệ lụy xấu mà bệnh mang lại.

Rối loạn thính giác: nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn thính giác

Rối loại thính giác là bệnh gì?

Rối loạn thính giác hay còn được gọi là mất thính giác, là tình trạng dần dần mất đi khả năng nghe âm thanh. Có 3 loại rối loạn thính giác tùy thuộc vào bộ phận bị ảnh hưởng:

  • Nghe kém do dây thần kinh cảm giác: Là những trường hợp bị rối loạn thính giác do sự tổn thương tế bào tai trong hay sự tổn thương dây thần kinh thính giác vì quá trình lão hóa tự nhiên hoặc sau khi xảy ra chấn thương.
  • Nghe kém do việc dẫn truyền âm: Xảy ra khi âm thanh không thể truyền từ tai ngoài vào tai trong.
  • Nghe kém hỗn hợp: Là những trường hợp cả dây thần kinh cảm giác và khả năng dẫn truyền âm thanh đều kém khiến thính giác bị tổn thương và mất dần khả năng nghe âm thanh.

Nguyên nhân gây rối loạn thính giác

Rối loạn thính giác có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất. 

  • Tuổi tác: Thính giác cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, phải tuân theo quy luật lão hóa tự nhiên. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Sống và làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn cũng có thể gây tổn thương các tế bào thính giác và tế bào thần kinh trong quá trình dẫn truyền tín hiệu âm thanh đến não bộ. Về lâu dài, có thể gây rối loạn thính giác.
  • Ráy tai: Đây có thể là một vật cản, khiến cho sóng âm thanh bị chặn lại. Do đó có nhiều trường hợp bệnh nhân cảm thấy nghe rõ hơn sau khi lấy ráy tai.
  • Do bị nhiễm trùng tai.
  • Do trong tai có khối u bất thường.
  • Do âm thanh quá lớn hoặc bệnh nhân phải chịu áp lực thay đổi áp suất bất ngờ, hoặc một số vấn đề gây thủng màng nhĩ,.. cũng dẫn tới rối loạn thính giác.
  • Do các bệnh về gen, yếu tố di truyền.
  • Những vấn đề sức khỏe gây sốt cao chẳng hạn như viêm màng não có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới ốc tai và ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh.
  • Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc kháng sinh gentamicin, thuốc aspirin liều cao, thuốc lợi tiểu, thuốc trị sốt rét,.. cần dùng đúng cách để tránh gây tổn thương cho thính giác.

Những dấu hiệu của bệnh

Bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khi bị rối loạn dây thần kinh thính giác như sau:

  • Nghe âm thanh rất khó khăn, đặc biệt là những nơi có nhiều tiếng ồn. 
  • Khó nghe được các phụ âm. 
  • Thường phải nhờ người đối diện nhắc lại câu nói mới có thể nghe được. 
  • Thường xuyên nghe tivi hoặc nghe đài với âm lượng rất lớn. 
  • Người bệnh thường không định hướng được âm thanh. 
  • Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.

Trong trường hợp gặp phải những triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt: 

  • Đột nhiên không nghe thấy gì.
  • Không thể hiểu những câu nói trong cuộc hội thoại.
  • Có cảm giác âm thanh như bị nghẹt lại.
  • Phải mở âm lượng lớn mới có thể nghe được nhạc.
Sử dụng máy trợ thính để nghe tốt hơn

Điều trị rối loạn thính giác

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn thính giác mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những phương pháp điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy ráy tai là có thể cải thiện được khả năng nghe. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị như sau:

  • Phẫu thuật: Được chỉ định ở những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn thính lực nghiêm trọng hay kèm theo nhiễm trùng.
  • Dùng máy trợ thính để nghe tốt hơn. 
  • Cấy ốc tai giúp phục hồi những phần đã bị tổn thương ở tai trong.

Lưu ý

Khi sử dụng những thiết bị hỗ trợ khả năng nghe, bạn nên tham khảo và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ vì nếu dùng sai cách có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tai mũi họng. 

Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh:

  • Từ bỏ thói quen ngoáy tai.
  • Khi tắm gội, hạn chế để nước vào tai.
  • Trong trường hợp vành tai bị lở loét thì hãy cố gắng giữ vệ sinh cẩn thận để tránh xảy ra nhiễm trùng.
  • Xì mũi đúng cách vì nếu không xì mũi đúng cách thì các chất bài tiết ở lỗ mũi có thể tấn công và gây viêm nhiễm khoang tai giữa.
  • Tránh xa những nơi có tiếng ồn. 
  • Không nghe nhạc với âm lượng quá lớn. 
  • Không nên lạm dụng bia rượu.
  • Thăm khám Tai mũi họng định kỳ.

Add comment