Thành phần
- Indapamide: 1.5mg.
Tá dược: anhydrous colloidal silica (E551), hypromellose (E464), lactose monohydrate, magnesium stearate (E470B), povidone, glycerol (E422), macrogol 6000, titanium dioxide (E171).
Công dụng (Chỉ định)
- Tăng huyết áp nguyên phát.
Liều dùng
- Người lớn: Một viên mỗi 24h.
- Liều cao hơn không cải thiện tác dụng chống tăng huyết áp của indapamide, mặt khác, làm tăng tác dụng lợi niệu.
- Việc điều trị tăng huyết áp thường kéo dài suốt đời.
- Suy thận: trong trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinine < 30mL/phút), chống chỉ định điều trị bằng thuốc này. Thiazide và các lợi tiểu dòng thiazide chỉ hiệu quả khi chức năng thận bình thường hoặc suy giảm nhẹ.
- Người lớn tuổi: ở bệnh nhân lớn tuổi, liều dùng phải được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinine, thông số liên quan đến tuổi, cân nặng và giới tính. Bệnh nhân lớn tuổi có thể được điều trị bằng Natrilix SR nếu chức năng thận bình thường hoặc suy giảm nhẹ.
- Bệnh nhân suy gan: trong trường hợp suy gan nặng, thuốc này được chống chỉ định.
- Trẻ em và trẻ vị thành niên: không nên dùng Natrilix SR cho trẻ em và trẻ vị thành niên do thiếu dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn.
Thông tin cho bệnh nhân:
- Thuốc này làm giảm huyết áp.
- Indapamide là thuốc lợi tiểu. Phần lớn các thuốc lợi tiểu làm tăng lượng nước tiểu được sản xuất từ thận. Tuy nhiên, Indapamid khác với các thuốc lợi tiểu khác vì thuốc chỉ làm tăng nhẹ lượng nước tiểu.
Thông tin quan trọng về một số thành phần của Natrilix SR:
- Thuốc này có chứa lactose monohydrate. Nếu bác sĩ đã báo với bạn là bạn không dung nạp với một số loại đường, hãy báo ngay với bác sĩ trước khi bạn dùng thuốc này.
Nếu bạn quên uống thuốc:
- Nếu đã quên uống thuốc, uống liều tiếp theo như thường lệ. Không uống tăng liều lên gấp đôi để bù vào liều đã quên.
Nếu ngừng uống Natrilix SR:
- Vì điều trị tăng huyết áp thường kéo dài suốt đời, hãy hỏi bác sĩ trước khi dừng thuốc này.
Cách dùng
- Dùng đường uống.
- Một viên mỗi ngày. Nên uống vào buổi sáng.
- Thuốc có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào của bữa ăn.
- Nên uống cả viên thuốc với nước. Không nên nghiền hay nhai viên thuốc.
Quá liều
- Indapamide không cho thấy bất kỳ độc tính nào ở liều lên tới 40mg, nghĩa là cao gấp 27 lần liều điều trị.
- Trên hết, dấu hiệu ngộ độc cấp có dạng rối loạn điện giải và nước (hạ natri máu và hạ kali máu). Trên lâm sàng, có thể gồm buồn nôn và nôn, tụt huyết áp, chuột rút, chóng mặt, choáng váng, trạng thái lú lẫn, đa niệu hay thiểu niệu tới vô niệu (do giảm thể tích máu).
- Xử trí sơ cứu là nhanh chóng loại trừ thuốc đã uống bằng rửa dạ dày và/hoặc cho dùng than hoạt, sau đó phục hồi cân bằng dịch và điện giải tới mức bình thường trong các trung tâm chuyên khoa.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Quá mẫn cảm với sulphonamides.
- Suy thận nặng.
- Bệnh lý não gan hay suy gan nặng.
- Hạ kali máu.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Đa số các tác dụng ngoại ý liên quan đến các thông số xét nghiệm hay lâm sàng đều phụ thuộc liều lượng.
Thiazide và lợi tiểu liên quan gồm cả indapamide có thể gây:
Về các thông số xét nghiệm:
- Thiếu kali với hạ kali máu, đặc biệt nghiêm trọng trong dân số nguy cơ cao.
- Trong các thử nghiệm lâm sàng, hạ kali máu (kali huyết tương < 3,4mmol/l ) trong hơn 10% bệnh nhân được khám và < 3,2mmol/l trong 4% bệnh nhân sau 4 tới 6 tuần điều trị.
- Sau 12 tuần điều trị, mức hạ kali huyết tương trung bình là 0,23mmol/l.
- Hạ natri máu kèm hạ thể tích máu liên quan đến mất nước và tụt huyết áp tư thế. Mất ion clo kèm theo có thể dẫn tới kiềm chuyển hóa bù trừ thứ phát: tỷ lệ và mức độ tác dụng này nhẹ.
- Tăng axit uric huyết tương và đường huyết trong khi điều trị: chỉ định các lợi tiểu này phải được đánh giá rất cẩn thận ở bệnh nhân bị thống phong và tiểu đường.
- Tai biến và huyết học, còn hiếm gặp hơn nhiều: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu đa nhân, thiếu máu do suy tủy, thiếu máu tán huyết.
- Tăng canxi máu: cực hiếm.
Về các thông số lâm sàng:
- Trong trường hợp suy gan, có thể khởi phát bệnh lý não gan.
- Phản ứng quá mẫn, đặc biệt trên da, trên những cá nhân có bản chất dễ bị các biểu hiện dị ứng và hen suyễn.
- Phát ban sần, ban xuất huyết, có thể làm xấu đi tình trạng lupus ban đỏ rải rác cấp tính có sẵn từ trước.
- Buồn nôn, táo bón, khô miệng, chóng mặt, mệt mỏi, yếu cơ, nhức đầu, hiếm xảy ra và đa số trường hợp sẽ thuyên giảm khi giảm liều.
- Rất hiếm: viêm tụy.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Indapamid, với liều điều trị, thường được dung nạp tốt và ít xảy ra ADR. Giảm liều lượng đôi khi có thể hạ thấp tỷ lệ xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các ADR. Khoảng 2 10% người bệnh dùng indapamid phải ngừng sử dụng thuốc do các ADR gây nên. Vì indapamid có thể gây rối loạn điện giải nên cần định kỳ xác định nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh đặc biệt đối với ion natri, kali, clorid và bicarbonat, cho những người đang sử dụng thuốc. Để phòng ngừa hoặc điều trị giảm kali huyết, cần tiến hành biện pháp duy trì nồng độ bình thường ở huyết thanh và điều trị bổ sung kali nếu cần. Phòng giảm kali huyết là điều đặc biệt quan trọng khi sử dụng indapamid với liều lớn (> 5 mg hàng ngày) đồng thời với glycosid tim hoặc thuốc làm mất kali như corticosteroid, corticotropin, hoặc cho người bệnh xơ gan hoặc tăng aldosteron và cho những trường hợp mà giảm kali huyết được coi là một nguy cơ, như có tiền sử loạn nhịp thất.
- Định kỳ xác định nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh đặc biệt quan trọng đối với người bệnh nôn nhiều, ỉa chảy, người bệnh đang truyền dịch, người đang bị bệnh có thể gây rối loạn các chất điện giải như suy tim, bệnh thận và người bệnh ăn chế độ nhạt. Định kỳ xác định chức năng thận (nitrogenurê huyết, creatinin huyết thanh) cho những bệnh nhân dùng indapamid.
- Người bệnh phù nề có thể tăng nguy cơ phát triển giảm natri huyết do máu loãng. Thường điều trị bằng hạn chế đưa dịch vào cơ thể (500 ml/ngày) và ngừng sử dụng thuốc.
- Trong trường hợp tăng acid uric huyết và bệnh gút nên sử dụng chất tăng thải acid uric niệu.
Tương tác với các thuốc khác
Tương tác khác không nên phối hợp:
- Lithium: Tăng nồng độ lithium máu với các triệu chứng quá liều, như xảy ra trong chế độ ăn kiêng muối (giảm bài tiết lithium niệu). Tuy nhiên, nếu cần sử dụng thuốc lợi niệu phải theo dõi chặt chẽ nồng độ lithium máu và chỉnh liều.
- Thuốc không phải thuốc chống loạn nhịp gây xoắn đỉnh (astemizole, bepridil, erythromycin truyền tĩnh mạch, halofantrine, pentamidine, sultopride, terfenadine, vincamine): loạn nhịp xoắn đỉnh (hạ kali máu hay thậm chí nhịp tim chậm và có QT dài sẵn do hạ kali máu).
Phối hợp cần thận trọng:
- NSAID (toàn thân) liều cao salicylates: Có thể giảm tác dụng chống tăng huyết áp của Indapamide. Suy thận cấp ở bệnh nhân bị mất nước (giảm độ lọc cầu thận). Bù nước cho bệnh nhân, theo dõi chức năng thận khi bắt đầu điều trị.
Các thuốc hạ kali máu khác: amphotericin B (tiêm mạch), các gluco và mineralocorticoid (toàn thân), tetracosactide, thuốc nhuận trường loại kích thích:
- Tăng nguy cơ hạ kali máu (tác dụng hỗ tương).
- Theo dõi kali huyết tương và điều chỉnh nếu cần. Cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp điều trị cùng với digitalis. Sử dụng thuốc nhuận trường không kích thích.
Baclofen:
- Tăng tác dụng chống tăng huyết áp.
- Bù nước cho bệnh nhân; theo dõi chức năng thận lúc bắt đầu điều trị.
- Các chế phẩm digitalis: Giảm kali máu tạo thuận lợi cho tác dụng độc của digitalis. Theo dõi kali huyết tương, điện tâm đồ và, nếu cần, xem lại điều trị.
Phối hợp nên cân nhắc:
- Các lợi tiểu tăng kali máu (amiloride, spironolactone, triamterene): Các phối hợp có lý như vậy, hữu ích cho một số bệnh nhân nhất định, không nên loại trừ khả năng hạ kali máu hay, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân suy thận và đái tháo đường, tăng kali máu.
- Theo dõi kali huyết tương, điện tâm đồ nếu cần và xem lại điều trị nếu thấy cần thiết.
- Các chất ức chế men chuyển dạng angiotensin (ACEI): Nguy cơ tụt huyết áp đột ngột và/hoặc suy thận khi điều trị với ức chế men chuyển bắt đầu trong tình trạng đã có thiếu muối từ trước (đặc biệt trên những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận). Trong tăng huyết áp nguyên phát, khi điều trị lợi niệu trước đó có thể gây thiếu muối, cần phải:
- Hoặc ngưng lợi tiểu 3 ngày trước khi khởi trị với ACEI và bắt đầu lại với một lợi niệu giảm kali nếu thấy cần thiết;
- Hoặc cho liều thấp ACEI và chỉ tăng từ từ.
- Trong suy tim khởi trị với liều ACEI rất thấp, có thể sau khi giảm liều lợi tiểu giảm kali.
- Trong tất cả các trường hợp, theo dõi chức năng thận (creatinine huyết tương) trong những tuần đầu điều trị với ACEI.
Thuốc chống loạn nhịp gây xoắn đỉnh: thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia (quinidine, hydroquinidine, disopyramide), amiodarone, bretylium, sotalol:
- Xoắn đỉnh (hạ kali máu hay thậm chí nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước là những yếu tố thuận lợi).
- Phòng ngừa hạ kali máu và, nếu cần, sửa chữa; theo dõi khoảng QT. Trong trường hợp xoắn đỉnh, không cho các thuốc chống loạn nhịp (xử trí bằng máy tạo nhịp).
- Metformin: Nhiễm toan lactic do metformin, khởi phát do suy thận chức năng liên quan tới lợi niệu đặc biệt hơn với lợi niệu quai. Không dùng metformin khi nồng độ creatinine máu vượt quá 15mg/l (135 micromols/l) ở đàn ông và 12mg/l (110 micromols/l ) ở phụ nữ.
- Các thuốc cản quang chứa iod: Trong trường hợp mất nước do thuốc lợi niệu, có tăng nguy cơ bị suy thận cấp, đặc biệt khi sử dụng liều cao các thuốc cản quang có iod.
- Bù nước trước khi cho sử dụng các hợp chất iod hóa.
- Thuốc chống trầm cảm imipramine (3 vòng), thuốc an thần: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp và tăng nguy cơ tụt huyết áp tư thế (tác dụng hỗ tương).
- Muối canxi: Nguy cơ tăng canxi máu do giảm thải trừ canxi niệu.
- Cyclosporin: Nguy cơ tăng creatinine huyết tương không kèm theo bất kỳ thay đổi nào của nồng độ cyclosporin tuần hoàn, thậm chí trong trường hợp không có giảm muối/nước.
- Corticosteroids, tetracosactide (đường toàn thân): Giảm tác dụng chống tăng huyết áp (giữ nước/muối do corticosteroids).
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Khi suy chức năng gan, thiazide và các lợi niệu liên quan có thể gây bệnh lý não do gan. Nên ngưng ngay việc sử dụng lợi niệu nếu điều này xảy ra.
Cân bằng nước và điện giải:
- Natri huyết tương: Nên đo trước khi khởi trị, rồi vào những thời gian đều đặn tiếp theo. Bất kỳ điều trị lợi niệu nào cũng có thể gây hạ natri máu, thỉnh thoảng có hậu quả nghiêm trọng. Hạ natri huyết tương có thể không có triệu chứng lúc đầu nên việc theo dõi đều đặn vì thế là chủ yếu và nên tiến hành thường xuyên hơn cho bệnh nhân cao tuổi và xơ gan.
- Kali huyết tương: Thiếu kali và hạ kali máu là nguy cơ chính của thiazide và các lợi tiểu liên quan. Nguy cơ khởi phát hạ kali máu (< 3,4mmol/l) phải được phòng ngừa cho một số người có nguy cơ cao, nghĩa là bệnh nhân cao tuổi, suy dinh dưỡng và/hoặc đang sử dụng nhiều thuốc, những bệnh nhân xơ gan có phù và cổ trướng, bệnh nhân bị bệnh mạch vành và suy tim. Trong trường hợp này, hạ kali máu tăng độc tính của các chế phẩm digitalis và nguy cơ bị loạn nhịp. Những người có khoảng QT dài cũng có nguy cơ, cho dù là có nguyên nhân bẩm sinh hay do thuốc. Hạ kali máu, cũng như nhịp tim chậm, sau đó là yếu tố tạo thuận lợi cho sự khởi phát loạn nhịp nặng, đặc biệt loạn nhịp xoắn đỉnh có thể gây tử vong có yêu cầu theo dõi kali huyết tương thường xuyên hơn trong tất cả các trường hợp nêu trên. Đo kali huyết tương lần đầu nên tiến hành trong tuần khởi trị phát hiện hạ kali máu cần điều chỉnh ngay.
- Canxi huyết tương: Thiazide và các lợi tiểu liên quan có thể giảm bài tiết canxi niệu và gây tăng canxi huyết tương nhẹ và thoảng qua. Tăng canxi máu thật sự có thể do cường tuyến cận giáp chưa nhận ra từ trước. Nên ngưng điều trị trước khi thăm dò chức năng tuyến cận giáp.
- Đường huyết: Theo dõi đường huyết là quan trọng ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt nếu có hạ kali máu.
- Axit uric: Khuynh hướng bị cơn gút cấp có thể tăng trên bệnh nhân có uric máu cao.
- Chức năng bài niệu và thận: Thiazide và các lợi niệu liên quan chỉ có hiệu quả đầy đủ khi chức năng thận bình thường hay chỉ suy nhẹ (creatinine huyết tương dưới mức khoảng 25mg/l, nghĩa là 220mcmol/l ở người trưởng thành). Ở người cao tuổi, giá trị creatinine huyết tương này phải được điều chỉnh theo tuổi, cân nặng và phái tính. Giảm thể tích máu, thứ phát sau mất nước và muối do lợi niệu uric bắt đầu điều trị gây giảm độ lọc cầu thận. Điều này có thể dẫn tới tăng urê và creatinine máu. Suy chức năng thận thoảng qua như vậy không gây hậu quả trên người có chức năng thận bình thường nhưng có thể làm xấu đi suy thận đã có sẵn.
- Vận động viên: Lưu ý vận động viên về thực tế là thuốc có chứa hoạt chất có thể tạo phản ứng dương tính với thử nghiệm kiểm tra chống doping.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ mang thai: Quy luật chung, nên tránh sử dụng thiazide và các lợi niệu liên quan cho phụ nữ có thai và không bao giờ sử dụng để điều trị phù sinh lý trong thai kỳ. Lợi niệu có thể gây thiếu máu nhau thai, với nguy cơ thiểu dưỡng thai.
- Phụ nữ cho con bú: Không nên cho con bú (vì thuốc qua sữa mẹ).
Người lái xe và vận hành máy móc
- Natrilix SR không ảnh hưởng sự tỉnh táo, nhưng phản ứng của cá thể với giảm huyết áp có thể xảy ra trên một số bệnh nhân nhất định, đặc biệt lúc bắt đầu điều trị hay trong phối hợp với một thuốc chống tăng huyết áp khác. Hệ quả có thể giảm khả năng lái xe hay sử dụng máy móc.
Bảo quản
- Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Xếp hạng & đánh giá
0
Xếp hạng & đánh giá sản phẩm
ĐóngChưa có xếp hạng & đánh giá nào.