Sắt (iron) là khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, đồng thời giúp tăng khả năng tập trung của trí não. Nhất là đối với phụ nữ, khi cơ thể thiếu sắt, bạn sẽ gặp các biểu hiện xấu như rụng tóc, nhức đầu, dễ nhiễm trùng, da nhợt nhạt, móng gãy yếu…

Sắt là chất gì?
Sắt là một khoáng chất, cần thiết cho quá trình tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, iron giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để đảm bảo đủ nhu cầu iron trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300mg trước khi mang thai.
Iron được cơ thể hấp thụ như thế nào?
Quá trình cơ thể hấp thụ Iron được bắt đầu ở dạ dày nhưng đa số diễn ra ở hành tá tràng và ít hơn ở đoạn đầu ruột non. Để cơ thể hấp thụ được, sắt từ dạng ferric Fe3+ sẽ thành dạng ferrous Fe2+.
Đối với trường hợp thiếu iron, 1 lượng lớn iron sẽ được hấp thụ qua diềm bàn chải, tới tế bào niêm mạc ruột, máu rồi đến tĩnh mạch cửa. Khi cơ thể thừa iron thì ngược lại, lượng sắt hấp thụ sẽ giảm bớt.
Vai trò của sắt
- Iron có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu
- Vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp (Hb)
- Dự trữ oxy cho cơ (myoglobin)
- Vận chuyển electron (cytochrom, mitochondrial dehydrogenase)
- Hô hấp tế bào (catalase, peroxydase)
- Tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch.
- Sắt còn là thành phần của một số men quan trọng.
- Iron có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ.
Các biểu hiện của cơ thể khi thiếu iron
- Mệt mỏi bất thường
- Da nhợt nhạt
- Đau ngực và khó thở
- Đau mắt, chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Tóc và da khô
- Sưng miệng và lưỡi
- Móng tay giòn
Tác dụng phụ khi dùng thuốc sắt
Sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Táo bón
- Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín
- Tiêu chảy
- Chán ăn
- Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng
- Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày, nôn mửa
- Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi)
- Có máu hoặc vệt máu trong phân
- Sốt.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Các đối tượng nên bổ sung iron
Nên bổ sung sắt đối với những người dễ bị thiếu sắt, đặc biệt các trường hợp không thể đủ sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Những người có thời kỳ kinh nguyệt kéo dài.
- Người thường xuyên hiến máu.
- Người mắc bệnh ung thư.
- Người thường bị rối loạn tiêu hóa (bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm loét đường tiêu hóa).
- Người đã phẫu thuật dạ dày.
- Người bị suy tim.
- Người đang dùng các thuốc làm giảm Iron (thuốc giảm acid dạ dày).
- Người thường xuyên tập thể dục nặng.
- Người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay.
- Người bị rối loạn máu (thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm).
- Người nghiện rượu.
Thực phẩm giàu chất sắt
Bổ sung iron bằng việc đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng các loại thực phẩm giàu Iron: Đây là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu iron của bạn.
Các thực phẩm giàu iron bao gồm:
- Thịt bò
- Gan
- Trứng
- Hải sản
- Bí ngô
- Khoai tây
- Bông cải xanh
- Đậu
- Nho
- Mía
Ngoài ra, bạn cần bổ sung vitamin C, đây là loại vitamin giúp cơ thể hấp thu chất iron một hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc bổ sung sắt bằng thực phẩm tự nhiên, bạn cũng có thể cung cấp iron thông qua các thực phẩm bổ sung. Đây là cách bổ sung khoáng chất iron đơn giản và hiệu quả.
Tham khảo sản phẩm bổ sung tại đây: Sắt (Iron)
Để lại bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.