Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc và đào thải các chất độc hại. Người bình thường bị suy thận thì khả năng bài tiết các chất trong máu sẽ kém năng suất. Đối với bà bầu bị suy thận khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Suy thận khi mang thai

Suy thận khi mang thai

Suy thận khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh thận khi mang thai là tương đối hiếm gặp. Việc xác định chính xác tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính trong thời kỳ mang thai là rất khó khăn. Bệnh suy thận nhẹ thường có diễn biến âm thầm chính vì vậy rất khó để phát hiện bệnh khi ở giai đoạn đầu.

Khi mắc bệnh, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 25% so với bình thường, hơn 50% chức năng thận có khả năng bị mất trước khi creatinin huyết thanh tăng lên 120 μmol/l.

Thai phụ có giá trị creatinin trên 124μmol có nguy cơ suy giảm chức năng thận nhanh, dẫn đến kết quả là thai kỳ kém. Bác sĩ sẽ cần xem xét tình trạng thai phụ khi bị suy thận nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của thai kỳ với chức năng thận của người mẹ và sự ảnh hưởng lên thai nhi. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chủ động lấy thai ra trước khi thai “đủ tháng”, thường là sau 32 tuần.

Suy thận được chia làm 5 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ảnh hưởng đến 3% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ( 20-39 tuổi).
  • Giai đoạn 3-5 ảnh hưởng đến 1 trong 150 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhưng vì khả năng sinh sản giảm và tỷ lệ sảy thai sớm nên mang thai ở đối tượng này là ít gặp.

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh thận mãn tính khi mang thai bị rối loạn chức năng thận nhẹ và mang thai thường không ảnh hưởng đến tiên lượng thận.

Theo một nghiên cứu thực hiện với 46 trường hợp mang thai ở 38 phụ nữ bị suy thận mãn tính, 22% bị tiền sản giật, 22% sinh non, hạn chế tăng trưởng của thai nhi là 13%, tỷ lệ sinh mổ là 24%.

Tỉ lệ biến chứng thấp trong nghiên cứu này bắt nguồn từ thực tế là gần 90% phụ nữ chỉ bị suy thận nhẹ.

Một số biến chứng của suy thận mà thai phụ thường gặp phải như:

  • Vô niệu: Lượng nước tiểu bị giảm đột ngột, rất ít, thậm chí không đi tiểu được.
  • Triệu chứng toàn thân: Đau thắt lưng, khó thở, uể oải, có thể kèm theo những cơn co giật.
  • Nhiễm độc thai nghén: Thai phụ bị tăng huyết áp, phù nề tay chân.
  • Viêm cầu thận: Thai phụ bị đau lưng, viêm bàng quang kèm theo tình trạng sốt, lạnh run người.

Nguyên nhân gây ra suy thận

Mất dịch, mất máu

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu bị nôn mửa, ốm nghén nặng. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên làm mất nhiều nước trong cơ thể dẫn đến lọc cầu thận giảm và suy thận là không thể tránh khỏi.

Thêm vào đó, mất máu là tác nhân chủ yếu gây hiện tượng tụt huyết áp và suy thận cấp ở thai phụ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau là mẹ bầu bị mất máu, chẳng hạn như rối loạn đông máu, vỡ tử cung,… mà không được bù máu ngay. Sốt xuất huyết, chảy máu tiêu hóa cũng là một trong nguyên nhân gây ra hiện tượng mất máu, giảm khối lượng tuần hoàn trong cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên lý do này chiếm tỷ lệ không đáng kể ở phụ nữ mang thai mắc phải.

Viêm đường tiết niệu

Đây là một nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy thận ở mẹ bầu. Bởi khi mang thai, mẹ phải đối mặt với nhiều tác nhân gây viêm đường tiết niệu. Một trong số đó là khi thai nhi phát triển vô tình tạo sức ép lên bàng quang, làm niệu quản giãn nở  tạo điều kiện vi khuẩn tấn công dễ dàng. Cùng với đó còn làm cản trở quá trình lưu thông nước tiểu dẫn đến ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Hậu quả là việc lọc cầu thận suy giảm, tăng nguy cơ bị suy thận của các mẹ bầu.

Khi các chị em mắc bệnh viêm đường tiết niệu sẽ làm giảm quá trình tưới máu thận, thậm chí gây ra hoại tử ống thận trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập quá nặng nề. Với trường hợp bị suy thận do viêm đường tiết niệu này, phụ nữ thường có biểu hiện sốt cao, đau rát khi tiểu và tiểu ra máu.

Bị huyết khối vi mạch thận

Nguyên nhân thứ 3 này được đánh giá là nghiêm trọng hơn các nguyên nhân trên. Huyết khối vi mạch thân là chứng tán huyết  tăng ure máu, hội chứng HELLP (Tán huyết-hemolysis, tăng men gan-elevated liver enzymes và giảm tiểu cầu-low platelet) và ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Các bệnh lý này thường xuất hiện cùng với các bệnh như tiền sản giật, sản giật, nguy cơ suy thận tăng cao.

Ngoài ra, tắc mạch ối cũng có thể gây ra suy thận tuần hoàn. Hội chứng đông máu nội quản, tổn thương bánh nhau, tử cung cũng được coi là các nguyên nhân gây suy thận ở phụ nữ trong quá trình mang thai.

Dấu hiệu suy thận ở phụ nữ mang thai

Bệnh suy thận sẽ có những dấu hiệu khá đặc trưng mà các mẹ bầu dễ dàng nhận biết được khi mắc bệnh.

  • Lượng nước tiểu giảm rõ rệt: Khi bị suy thận đồng nghĩa với chức năng bài tiết nước tiểu và lọc máu của thận cũng suy giảm. Các chị em thấy đi tiểu ít hơn hẳn so với trước khi mang thai, thậm chí có một vài trường hợp mẹ còn bị vô niệu.
  • Phù nề cơ thể: Các chất thải cũng như nước tiểu gặp tình trạng không bài tiết được ra ngoài, ứ đọng ở trong hệ tiết niệu do thận bị suy giảm chức năng. Hiện tượng này gây ra tình trạng phù nề ở các mẹ đặc biệt ở bắp chân, bàn chân.
  • Có hiện tượng tiêu chảy: Đây là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn nhất bởi các mẹ hay nhầm với bệnh rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc thức ăn,… Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý đây cũng là một trong triệu chứng do suy thận gây nên.
  • Suy thận khi mang thai làm mẹ bị khó thở, đau đầu, đau bụng: Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng đây là hiện tượng thai nghén gây nên, không đi khám bác sĩ khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Chức năng thận giảm đồng nghĩa mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, khó thở và buồn nôn.
  • Các chỉ số bất thường: Bị suy thận sẽ khiến cho lượng hồng cầu trong máu giảm, đồng thời nồng độ ure và creatinin trong máu tăng. Do đó, khi đi xét nghiệm máu cho ra kết quả khác thường trong các chỉ số, khả năng cao chị em đang mắc suy thận.

Sự nguy hiểm mà suy thận gây ra cho phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang bầu, bệnh suy thận rất có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con, chẳng hạn như: nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, các bệnh huyết áp, một vài trường hợp bị sảy thai, hoặc sinh non….

Với các chị em có tiền sử mắc bệnh thận từ trước cần cân nhắc kỹ trước khi mang thai. Các chuyên gia khuyến cáo rằng có thể mang thai được khi suy thận ở giai đoạn I, II và cần phải thực hiện theo dõi chặt chẽ. Còn với bệnh nhân cuối giai đoạn II thì không nên mang thai để tránh trường hợp xấu xảy ra.

Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào cho thấy suy thận có thể di truyền từ cha mẹ sang con. Tuy nhiên, trong các nguyên nhân dẫn tới suy thận, cũng có một số nguyên nhân có ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Ví dụ như người mẹ bị suy thận do nguyên nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, người con nếu có tăng huyết áp, đái tháo đường cũng có khả năng bị suy thận.

Bệnh suy thận khi mang

Các mẹ nên thăm khám định kỳ để nắm bắt được các tình trạng sức khỏe.

Điều trị suy thận khi đang mang thai

Tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định từng biện pháp điều trị khác nhau. Các mẹ bầu nên thực hiện đúng các lời khuyên sau khi thực hiện điều trị suy thận:

  • Khám thai định kỳ kèm theo đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra sức khỏe và phát hiện bệnh kịp thời. Nếu các mẹ phát hiện ra những triệu chứng khác thường đặc biệt là tiểu buốt phải đi khám ngay vì không chỉ là dấu hiệu của bệnh suy thận mà còn là của bệnh lý nguy hiểm khác nữa.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dành riêng cho bản thân đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bác sĩ khuyên nên ăn nhạt, uống nhiều nước lọc để duy trì sức khỏe, không gây hại đến thận. Ngoài ra một số bà bầu nên từ bỏ thói quen nhịn tiểu, ngồi một chỗ cả ngày để đảm bảo các chức năng hoạt động của thận.
  • Cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị. Với trường hợp nặng, có thể bác sĩ khuyên mẹ cần chấm dứt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như sinh con được an toàn, tránh việc sinh ra bị dị tật.

Kết quả mang thai ở những phụ nữ bị suy thận được lọc máu tăng lên rõ rệt trong quá trình điều trị. Tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh tốt hơn ở những thai phụ bị suy thận bắt đầu lọc máu khi mang thai so với những thai phụ bắt đầu chạy thận sau khi mang thai.

Việc tăng thời gian lọc máu có thể cải thiện tình trạng bất thường ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên sinh non vẫn là nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.

Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh đối với bệnh nhân chạy thận trong thai kỳ là 30-50%.

Quá trình lọc máu chuyên sâu mang lại kết quả tốt hơn về tình trạng mang thai của những thai phụ bị suy thận mãn tính. Phương pháp được đề xuất đó là tăng tần suất lọc máu và duy trì nồng độ ure trong máu (<100mg/ml) để giảm nguy cơ nước ối dư thừa và dự đoán nguy cơ sinh non.

Các cuộc nghiên cứu chưa chắc chắn về việc mang thai và cấy ghép thận bao gồm bản thân sức khỏe bệnh nhân và những rủi ro lâu dài đối với thai nhi. Cũng chưa có cách nào có thể tạo ra chất ức chế miễn dịch hoặc điều trị trong thai kỳ đặc biệt là khi xuất hiện tác nhân mới mà vẫn đảm bảo sự an toàn của thai kỳ.