Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển của trẻ em

Kẽm (zinc) là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Với vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ. Vai trò của kẽm còn có những tác dụng gì nữa, hãy cùng tìm hiểu chi tiết thêm qua bài viết sau nhé!

Vai trò của kẽm đối với cơ thể trẻ

Vai trò của kẽm tác động đến sự tăng trưởng

Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Ngoài ra thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác gây biếng ăn ở trẻ.

Ở phụ nữ mang thai nhu cầu về kẽm tăng cao hơn người bình thường. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai khiến trẻ sinh ra bị giảm chiều cao và cân nặng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.

Vai trò của kem trong việc tăng sức miễn dịch

Kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Kẽm kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T, tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt.

Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch dẫn đến tổn thương chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong.

Các vai trò khác của kẽm

  • Kẽm giúp dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hơn vì vậy kẽm rất cần thiết cho sức khỏe não bộ. Kẽm giúp sản xuất collagen mang lại làn da mịn màng, điều chỉnh lượng dầu trên da và giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn.
  • Kẽm còn có vai trò quan trọng đối với sinh lý nam giới. Kẽm có nồng độ cao trong tuyến tiền liệt, tham gia vào quá trình trao đổi nội tiết tố, cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, sự hình thành và vận động của tình trùng.
  • Thiếu kẽm còn khiến trẻ em dễ nổi cáu do kẽm có nhiệm vụ vận chuyển canxi – một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh vào não.

Những dấu hiệu nếu cơ thể bị thiếu kẽm

Biểu hiện ở trẻ bị thiếu kẽm là biếng ăn, ăn không ngon, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, tổn thương ở da và mắt, chậm phát triển cơ quan sinh dục, viêm nhiễm đường hô hấp, thị lực kém, vết thương chậm liền sẹo.

Các biểu hiện trên rất thầm lặng vì vậy việc dự phòng thiếu kẽm thông qua chế độ ăn là rất quan trọng. Nguồn cung cấp kẽm chủ yếu trong các loại thực phẩm như hải sản, các loại thịt có màu đỏ. Kẽm không được dự trữ trong cơ thể nên đảm bảo chế độ ăn hằng ngày đủ kẽm.

  • Nhu cầu kẽm ở trẻ em dưới 1 tuổi là khoảng 5mg/ngày
  • Ở trẻ em từ 1-10 tuổi là 10mg/ngày
  • Đối với phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg/ngày.

Do trẻ được cung cấp kẽm qua việc bú sữa mẹ nên người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.

Nguồn bổ sung kẽm

  • Hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm nhất, đặc biệt là hàu. Tôm hùm và cua cũng chứa nhiều zinc. Ngoài ra một số loài cá khác giàu zinc như cá hồi, cá bơn…
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu cũng rất giàu kẽm.
  • Các loại rau củ chứa zinc có thể kể đến như: Nấm, rau bi na, đậu nành, đậu Hà Lan. Ngoài ra, còn hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó.
  • Ngoài thực phẩm tự nhiên, sữa bột là lựa chọn để bổ sung zinc và nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp kẽm hoạt động hiệu quả. Sữa công thức là lựa chọn nên dùng cho trẻ, nhất là với trẻ biếng ăn.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng nguồn thực phẩm bổ sung. Tham khảo tại đây: Kẽm (zinc)

Vai trò của kẽm là vô cùng quan trọng tới sức khỏe cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Các mẹ nên lưu ý để bổ sung khoáng chất vi lượng này cho trẻ để đảm bảo sức khỏe phát triển tốt nhất.

Leave a reply

Tags: ,