Thận nhiễm mỡ

Thận nhiễm mỡ (hay còn gọi là thận hư nhiễm mỡ) là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới. Người mắc bệnh thường có dấu hiệu chung là phù người, thường xuyên chán ăn và sụt giảm cân nặng.

Thận nhiễm mỡ

Thận nhiễm mỡ là bệnh gì?

Thận nhiễm mỡ là sự tích tụ các tế bào mỡ trong ống thận. Đây là bệnh tự miễn xuất phát do hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trong một quả thận khỏe mạnh có rất ít chất béo. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự lắng đọng chất béo trong mô thận gây ra bệnh thận nhiễm mỡ.

Khác với những người khoẻ mạnh, chức năng hoạt động của thận ở những người mắc hội chứng này sẽ suy giảm, dẫn đến chất đạm (protein) thoát ra ngoài qua đường tiểu. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: giảm protein, tăng lipid máu, cơ thể bị phù kèm theo tình trạng tiểu ít, kén ăn và sụt cân.

Nguyên nhân khiến thận nhiễm mỡ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thận nhiễm mỡ, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân do bệnh lý.

Do chứng thận hư nguyên phát

Bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể khởi phát từ chính các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Các bác sĩ gọi đó là chứng thận hư nguyên phát. Những tổn thương ở cầu thận do nhiều nguyên nhân khiến chức năng thận suy giảm.

Hệ quả của quá trình thoái hóa, hư hỏng của thận là tích mỡ ở ống thận, tiểu ra đạm, đạm trong máu giảm.

Do chứng thận hư thứ phát

Ở một số trường hợp khác, ống cầu thận có dấu hiệu nhiễm mỡ nhưng cầu thận lại không có bất kỳ tổn thương nào. Xét nghiệm vẫn thấy nồng độ đạm trong máu và niệu tăng cao. Vậy, nguyên nhân chứng bệnh không nằm ở thận, nhưng lại gây ảnh hưởng đến thận và tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn thân. Các bác sĩ gọi đó là chứng thận hư thứ phát.

Các bác sĩ lý giải rằng, đối với bệnh nhân thận hư thứ phát, hiện tượng phù nề, tiểu ra đạm có thể do hệ thống miễn dịch suy giảm, do các bệnh mãn tính hoặc tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị.

Do sự tăng cao của nồng độ protein trong nước tiểu

Sự dư thừa đạm trong nước tiểu tất yếu dẫn đến sụt giảm protein trong máu. Hiện tượng này kéo theo sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Do vậy, cơ thể dễ bị vi trùng, vi khuẩn tấn công gây bệnh hơn.

Bên cạnh đó, độ đạm trong nước tiểu cao còn gián tiếp gây ứ nước, phù chân tay, phù mặt…

Do ăn uống, sinh hoạt kém khoa học

Cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, nếu không được quan tâm đầy đủ bằng dinh dưỡng thì chức năng thận cũng dần suy yếu. Đặc biệt, việc sử dụng nhiều muối, dầu mỡ trong các bữa ăn hàng ngày là nguyên nhân quan trọng gia tăng áp lực cho thận. Từ đó tăng nguy cơ thận hư nhiễm mỡ.

Ngoài ra, thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên làm việc căng thẳng, ngủ nghỉ không điều độ… cũng khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Lâu ngày gây suy giảm chức năng và phát sinh các bệnh về thận.

Mỡ máu tăng

Chỉ số mỡ trong máu tăng làm giảm áp lực keo máu gây tình trạng rối loạn điều chỉnh tổng hợp protein, từ đó lipid máu tăng và xuất hiện các thể mỡ trong nước tiểu. 

Dấu hiệu của bệnh

Triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của tình trạng thận hư nhiễm mỡ là phù toàn thân. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng và trầm trọng, có nguy cơ tràn dịch ở màng bụng, màng phổi, màng tinh hoàn, màng tim, hoặc nặng hơn là làm phù não.

Nước thoát ra khỏi lòng mạch máu khiến thể tích máu bị giảm đi, tạo ra phản xạ máu tự động hấp thụ lại lượng nước có trong thận. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân tiểu ít hơn hẳn, thường thấp hơn nửa lít một ngày.

Một số triệu chứng khác có tác động đến toàn thân người bệnh, bao gồm:

  • Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi
  • Ăn uống kém dẫn đến biến chứng suy dinh dưỡng
  • Da xanh xao, mất ngủ, khó thở…

Khi bệnh diễn tiến nặng hơn có thể dẫn đến suy thận, nhiễm trùng, máu đông ở tĩnh mạch và hạ canxi rất nguy hiểm.

Phù thân là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh

Điều trị bệnh thận nhiễm mỡ

Thay đổi lối sống

  • Giảm cân và tăng cường hoạt động thể chất
  • Thay đổi chế độ ăn uống 

Kiểm soát các bệnh nền

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường 
  • Quản lý tăng huyết áp

Dùng thuốc

  • Thuốc nhạy cảm với insulin: Trong trường hợp bệnh thận nhiễm mỡ có liên quan đến tình trạng kháng insulin hoặc bệnh tiểu đường loại 2, thuốc kháng insulin có thể được kê đơn. Những loại thuốc này giúp cải thiện phản ứng của cơ thể với insulin, làm giảm lượng đường trong máu và có khả năng làm giảm sự tích tụ chất béo trong thận.
  • Thuốc huyết áp: Vì tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với bệnh thận nhiễm mỡ, thuốc hạ huyết áp có thể được kê đơn để kiểm soát huyết áp cao và bảo vệ chức năng thận. Thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) thường được sử dụng để giúp kiểm soát huyết áp và làm chậm quá trình tổn thương thận.
  • Thuốc hạ lipid máu: Nồng độ cholesterol và chất béo trung tính cao góp phần gây ra bệnh thận nhiễm mỡ và các biến chứng liên quan. Statin và các loại thuốc hạ lipid khác có thể được kê đơn để giúp hạ mức lipid trong máu và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu được sử dụng để giúp kiểm soát tình trạng giữ nước và giảm sưng (phù nề) liên quan đến bệnh thận nhiễm mỡ. Những loại thuốc này giúp tăng lượng nước tiểu, có thể làm giảm bớt áp lực lên thận và cải thiện chức năng thận tổng quát.
  • Truyền albumin máu: Giảm albumin máu là triệu chứng đặc trưng của thận nhiễm mỡ. Mức độ giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, bệnh lý về gan, thể chất sẵn có của người bệnh… Albumin máu có nhiệm vụ duy trì áp lực keo, giữ cho nước không rò rỉ ra khỏi thành mạch. Đồng thời, albumin còn có vai trò liên kết, vận chuyển một số chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa đi khắp cơ thể.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp thận nhiễm mỡ đi kèm triệu chứng nhiễm trùng, viêm đài bể thận, viêm đường tiết niệu… Kháng sinh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm lành các tổn thương bề mặt do các ổ viêm nhiễm gây nên.
  • Axit béo omega-3: Axit béo omega-3, được tìm thấy trong các chất bổ sung dầu cá, đã được nghiên cứu về tác dụng chống viêm tiềm ẩn và vai trò của chúng trong việc tăng cường sức khỏe của thận. Những chất bổ sung này giúp giảm viêm thận liên quan đến bệnh thận nhiễm mỡ, nhưng hiệu quả của chúng cần được nghiên cứu thêm.
  • Vitamin E: Vitamin E, một chất chống oxy hóa, đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm stress oxy hóa và viêm ở thận. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin E có tác dụng bảo vệ chức năng thận.

Cần lưu ý những vấn đề sau để duy trì chức năng thận:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn mặn và sử dụng đồ hộp, đồ ăn nhanh.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên. Nếu đã bị bệnh thì nên tập nhẹ nhàng.
  • Ngủ đủ giấc, không ngủ quá khuya để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá vì chúng rất có hại cho gan thận.

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sống trong cơ thể con người. Thận hư, thận yếu dẫn đến hàng loạt hệ lụy, khiến sức khỏe suy sụp nhanh chóng. Vì thế, mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe thận, phòng tránh những bệnh lý có liên quan, trong đó có thận nhiễm mỡ.

Leave a reply