Sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết uống thuốc gì?

Sốt xuất huyết uống thuốc gì thì khỏi khi hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu? Sốt xuất huyết có lây khi tiếp xúc với người bệnh không? Cùng Parapharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh lây truyền xảy ra quanh năm và phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới. Tác nhân gây bệnh là virus Dengue và nguồn phát tán mầm bệnh này chủ yếu là do muỗi vằn.

Vi rút Dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue) gồm có 4 chủng huyết thanh:

  • DEN-1
  • DEN-2
  • DEN-3
  • DEN-4

Người bệnh có thể bị nhiễm 1 trong 4 loại trên nên nếu một người bị sốt xuất huyết thì không có nghĩa là sẽ miễn dịch với vi rút mà có thể sẽ bị nhiễm bởi một loại khác trong 3 loại còn lại.

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu của cho bệnh sốt xuất huyết nên phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh này là làm giảm triệu chứng của bệnh.

Sốt xuất huyết thường gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân,… Nhiều người thường nghĩ là mình bị cảm cho đến khi bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bị bệnh sốt xuất huyết phải được chăm sóc đúng cách và theo dõi triệu chứng thường xuyên.

Triệu chứng sốt xuất huyết

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ và cao điểm nhất là mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết:

  • Sinh sống hoặc đi du lịch ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là khu vực có nguy cơ cao như Đông Nam Á, các đảo Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe
  • Người có tiền sử bị sốt xuất huyết
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ và người da trắng

Các con đường lây lan của sốt xuất huyết là gì?

Có phải sốt xuất huyết chỉ lây lan do muỗi vằn? Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có bị lây không? Câu trả lời là không cho cả hai câu hỏi này. Sốt xuất huyết không lây truyền khi tiếp xúc với người bệnh và bệnh lây lan qua các con đường sau đây:

  • Muỗi vằn Aedes aegypti đốt: Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất. Muỗi vằn hút máu của người bệnh sốt xuất huyết hoặc người lành mang mầm bệnh sau đó đốt người khỏe mạnh, đưa vi rút vào người đó và gây bệnh.
  • Đường lấy máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm: Người lành có thể bị lây mầm bệnh nếu lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm với người mang mầm bệnh.
  • Đường lấy truyền ít gặp như lây qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với tổn thương do kim tiêm, tổn thương ở niêm mạc, lây mầm bệnh từ người hiến tặng máu, mẹ mang virus truyền cho con khi sinh.

Các giai đoạn bệnh sốt xuất huyết

Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết sẽ biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt: Giai đoạn này thường biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ C, nổi mẩn, đau nhức người sau 1 đến 2 ngày nhiễm bệnh. Triệu chứng kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Bệnh nhân có thể giảm sốt ở giai đoạn này nhưng các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn như chấm xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu cam,… Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể bị xuất huyết nội tạng, biến chứng nặng thành viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não, suy thận,…
  • Giai đoạn phục hồi: Tình trạng của bệnh nhân tốt hơn và trở lại bình thường, bệnh nhân hết sốt và ăn ngon miệng hơn.

Sốt xuất huyết uống thuốc gì?

Như đã đề cập ở trên, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phương pháp điều trị bệnh này là làm giảm triệu chứng.

Nếu bị sốt xuất huyết thì uống thuốc gì? Khi có biểu hiện sốt hoặc kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh cần đi khám ở bệnh viện. Trong trường hợp bệnh nhẹ thì bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà, thời gian khoảng 7-10 ngày tùy theo sức khỏe và tình trạng bệnh của người bệnh. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân được chỉ định điều trị tại bệnh viện nhằm theo dõi diễn biến của triệu chứng và tránh các trường hợp bệnh nặng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Khi bị sốt xuất huyết, các bác sĩ thường hướng dẫn sử dụng thuốc Paracetamol ở dạng đơn chất nhằm hỗ trợ giảm sốt giảm đau. Thuốc này là thuốc không kê đơn và được bán ở hầu hết các quầy thuốc, nhà thuốc tây trên toàn quốc.

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt hiệu quả, nhưng cần phải tuân thủ đúng liều dùng. Liều dùng quá mức có thể gây hại đến gan và có thể dẫn đến ngộ độc. Mọi người cần tuân thủ hướng dẫn liều dùng được đề xuất trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Paracetamol thường được uống mỗi 4-6 giờ một lần. Không nên uống nhiều hơn hoặc tăng liều dùng trước khi được phép, ngay cả khi cảm thấy đau hoặc sốt vẫn còn. Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ chưa thể tự uống cần được đặc biệt chăm sóc khi sử dụng paracetamol, và không nên dùng quá liều. Người suy giảm chức năng gan cần thận trọng khi sử dụng paracetamol, và nên thảo luận với bác sĩ về liều dùng phù hợp.

Sốt xuất huyết không nên uống thuốc gì?

Sốt xuất huyết nên uống thuốc gì? Aspirin và NSAIDs giảm đau hạ sốt được thì có nên dùng để giảm triệu chứng sốt xuất huyết được không?

  • Aspirin: Bên cạnh paracetamol thì aspirin cũng được sử dụng trong trường hợp giảm đau, hạ sốt, nhưng vì tác dụng chống kết tập tiểu cầu mà aspirin tuyệt đối không được dùng trong điều trị sốt xuất huyết.
  • NSAIDs: Khi bị sốt xuất huyết, không nên sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac và các loại tương tự. NSAIDs có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, như gây chảy máu và làm chậm quá trình đông máu. Việc sử dụng NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và làm trầm trọng bệnh hơn.
  • Kháng sinh: Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là virus Dengue, không phải vi khuẩn nên kháng sinh không có tác dụng.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Bị sốt xuất huyết nên uống thuốc gì? Bệnh nhân bị sốt có thể bị mất nước nên cần được bù nước và chăm sóc đúng cách:

Bù nước

Ngoài nước lọc thì bệnh nhân mất nước có thể cần bổ sung:

  • Oresol là một loại dung dịch chứa các khoáng chất và điện giải, được sử dụng để phục hồi cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Pha chế theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên pha với nước đun sôi để nguội, tránh pha với sữa, nước khoáng hay nước trái cây. Không chia nhỏ gói ORS để pha thành nhiều lần cũng như pha quá đậm đặc.
  • Nước trái cây như nước cam, nước chanh, không chỉ cung cấp nước mà còn chứa nhiều vitamin C, tăng đề kháng của bệnh nhân.
Người bệnh có thể bù nước bằng nước cam tươi, vừa cấp nước vừa bổ sung vitamin C

Lưu ý khác

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường và tránh hoạt động mạnh, bởi vì sốt xuất huyết có thể gây ra mệt mỏi và choáng. Tăng cường nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Thức ăn nên dễ ăn và dễ tiêu hóa. Thực phẩm lỏng hoặc mềm như cháo, canh, súp, và thực phẩm giàu nước như trái cây tươi là lựa chọn tốt. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giúp người bệnh dễ tiêu hóa và tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
  • Tắm bằng nước ấm và lau khô cơ thể nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu do sốt và bảo vệ da khỏi tổn thương.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
  • Đảm bảo rằng không có nước đọng trong và xung quanh nhà, bởi vì đó là nơi muỗi thích để đẻ trứng.
  • Phát quang vườn rậm và thu gom các vật dụng phế thải có thể chứa nước dễ chứa lăng quăng như chai, lọ mảnh chai, lon, vỏ dừa, bình đựng hoa cúng, bánh xe vứt bỏ,…
  • Nên mặc áo dài tay và xịt chống muỗi nếu đến những khu vực nhiều muỗi.
  • Nên móc màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
  • Xua đuổi muỗi vào nhà bằng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt điện muỗi,…
Nên mắc màn khi đi ngủ để phòng ngừa bị muỗi đốt

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Những ai bị mắc sốt xuất huyết cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ sớm khỏi bệnh và phục hồi lại trạng thái bình thường. Đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện triệu chứng bệnh nhé.

Leave a reply