Bệnh chàm tai

Chàm tai là bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh gây thể gây khô da, bong tróc da ở bên trong và xung quanh ống tai. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh để lại biến chứng nhiễm khuẩn.

Bệnh chàm tai
Bệnh chàm tai

Chàm tai là bệnh gì?

Chàm tai là tình trạng viêm da ở vùng vành tai, ống tai ngoài và phần da quanh tai, với những tổn thương da cơ bản rất đa dạng. Bệnh này thường gặp ở trẻ em, trên lâm sàng có thể chia thành 3 giai đoạn như sau: cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.

Chàm tai xuất hiện có thể không do phải chịu tác động từ bất cứ yếu tố nào. Mặc dù vậy, đối với các trường hợp bị viêm da bã tiết, vảy nến thì nguy cơ mắc phải căn bệnh chàm tai thường cao hơn so với các đối tượng khác.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm tai vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân.

Những người mắc bệnh chàm thường có hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Chính vì vậy, khi gặp phải những tác nhân kích ứng sẽ có thể khiến cho hệ thống miễn dịch phản ứng và dẫn đến các triệu chứng của viêm da.

Một số yếu tố khác dẫn đến bệnh chàm tai phải kể đến như:

  • Dùng chất tẩy rửa, xà phòng không phù hợp hoặc sử dụng khăn lau không hợp vệ sinh.
  • Dùng trang sức bằng kim loại gây kích ứng.
  • Dùng vải thô hoặc khăn lau mặt dễ gây ra kích ứng như len.
  • Hút thuốc lá, tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.
  • Cơ thể bị stress, nhiễm trùng.

Những triệu chứng của bệnh chàm tai

Bệnh chàm tai có một số biểu hiện như da ở vùng tai ngoài có cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi những hạt mụn phỏng kích thước nhỏ, bên trong có chứa dịch nhầy màu trong.
Sau đó, những mụn này vỡ ra để lại vảy có màu nâu, mỏng phủ lên bề mặt da. Khi chàm khô lại thì da vẫn còn ngứa, mẩn đỏ, da dày sần lên, có những lớp biểu bì nhỏ màu đục hay màu xám rất dễ bong ra trong thời gian này.

Bệnh chàm gây ngứa nên sẽ sinh ra gãi nhiều dễ gây ra tình trạng trầy xước, có nhiều nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn. Chàm nhiễm khuẩn với biểu hiện nhận biết đó là nổi những hạt mụn loét nhỏ, bên trong có mủ, trên bề mặt có vảy màu nâu, tính chất cứng. Trong những trường hợp nguy hiểm hơn thì viêm có thể lan rộng ra những khu vực lân cận như vùng da phía sau tai, vùng thái dương.

Khi trẻ bệnh, các triệu chứng như ngứa rát, khó chịu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình hoàn thiện miễn dịch. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé, nhưng về lâu dài thì đây lại là một tác động lớn đến sự phát triển về sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ.

Hơn nữa, các vết sần nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc.

Hãy tham đi khám khác sĩ định kỳ

Cách điều trị bệnh chàm tai

Việc điều trị căn bệnh chàm tai thường phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp.

Chăm sóc tại nhà

Các bậc phụ huynh nên rửa tai, ống tai cho trẻ nếu bị chảy mủ ở vị trí này, bôi thuốc Nitrat bạc 5% cho trẻ, trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn thì cần bôi thuốc xanh Methylen, nhỏ thuốc tai thành phần có chứa Steroids.

Việc điều trị chàm tai tại nhà bao gồm những việc cơ bản như:

  • Dùng nước ấm để rửa tai mỗi đêm.
  • Dùng kem dưỡng không chứa chất kích thích, không có mùi thơm. Thời điểm thích hợp để dùng kem dưỡng đó là sau khi tắm.
  • Đội mũ để che tai trong thời tiết lạnh giá bởi nhiệt độ lạnh có thể khiến da bị kích ứng và gây ra các triệu chứng viêm da.
  • Tránh những chất có thể gây dị ứng da hoặc bệnh chàm, không dùng thức ăn mà người bệnh quá nhạy cảm.
  • Dùng các dòng kem chống ngứa không kê đơn, dùng sữa rửa mặt nhẹ nhàng và không có chất kích thích, phù hợp với đặc điểm của làn da nhạy cảm.

Dùng thuốc điều trị

  • Dùng kháng sinh thì có thể dùng một số loại thuốc như Augmentin, Cefuroxime, Cefixime, Levofloxacin…
  • Thuốc kháng viêm có thể là thuốc nhóm Steroid như Prednisolone 5mg, Methylprednisolone, thuốc nhóm Enzyme như Lysozyme.
  • Thuốc giảm đau thường dùng là Paracetamol 30 – 40 mg/kg/ngày.
  • Thuốc kháng Histamin có thể là Chlorpheniramine, Fexofenadine, Cetirizine…

Bổ sung những loại vitamin

  • Một số loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung thêm đó là B Complex C, Vitamin PP,…
  • Bổ sung canxi và vitamin C cũng có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu, giảm tiết dịch tại chỗ và bớt ngứa.

Lưu ý khi điều trị bệnh

Một số lưu ý khi vệ sinh vùng tai và ống tai cho trẻ bị chàm tai như sau:

  • Không được dùng nước để rửa, đặc biệt là với những trẻ bị chàm tai ở giai đoạn cấp tính thì thường hay bị ngứa, có nhiều mụn dày bị vỡ ra sau đó, chảy dịch nhiều nên dễ bị lan rộng ra những vùng xung quanh theo dịch tiết này nên phải giữ vết thương luôn khô ráo để ngăn chặn tình trạng lan tấy ra xung quanh, ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không dùng nước ấm và những loại dung dịch có chứa chất mang tính kích thích để rửa những tổn thương do chàm gây ra vì sẽ làm mức độ của bệnh ngày càng nặng nề hơn.
  • Tránh để những tổn thương tiếp xúc với dị nguyên khi đã xác định được tác nhân gây dị ứng. Tác nhân có thể là thức ăn, vật dụng…

Bệnh chàm tai là bệnh lý da liễu rất hay gặp, có nhiều hình thái khác nhau và nhiều giai đoạn của bệnh lý. Khi có những biểu hiện ngoài da bất thường bạn nên đến khám ở những trung tâm y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Leave a reply