Nhiễm trùng tai: nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng tai là bệnh nguy hiểm, bệnh có thể sẽ để lại nhiều di chứng về thính giác. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đớn vì tai bị viêm và chất nhầy vẫn ứ đọng ở tai.

Nhiễm trùng tai: nguyên nhân và cách điều trị
Nhiễm trùng tai rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm

Nhiễm trùng tai là bệnh gì?

Nhiễm trùng tai là một tình trạng viêm đau ở tai. Chúng xảy ra khi vi khuẩn, vi rút phát triển và gây viêm nhiễm ở bất kỳ phần nào của tai gây ứ đọng dịch trong tai giữa. Chất dịch vẫn ứ đọng ở bên trong tai khiến bạn có cảm thấy cực kỳ khó chịu, thường xuyên đau tai.

Nhiễm trùng có thể ở tai ngoài, tai giữa, tai trong.

Trong khi nhiễm trùng tài ngoài có thể an toàn hơn bởi được chặn đứng bởi màng nhĩ nên khó vào sâu được. Còn nhiễm trùng tai giữa và trong do gần với não bộ còn thông với mũi-họng nên hay bị “liên lụy” khi mũi họng có vấn đề. Chính vì thế, bệnh viêm tai giữa trở nên phổ biến và nguy hiểm hơn.

Nhiễm trùng tai trong có thể khiến cấu trúc tai trong bị viêm, dấu hiệu rõ nhất của nhiễm trùng tai trong là người bệnh cảm thấy buồn nôn, chóng mặt và mất cân bằng, đứng không vững, bên cạnh đó là suy giảm thính lực.

Các biến chứng nghiêm trọng khác khi không được điều trị sớm bao gồm: viêm xương chũm, mất thính giác, thủng màng nhĩ, viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt và có thể ở người lớn sẽ mắc bệnh Meniere.

Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng ở tai

Tác nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae.

Nhiễm trùng tai thường xảy ra sau khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm làm viêm mũi xoang, viêm họng. Tác nhân gây bệnh đi theo đường vòi nhĩ để xâm nhập vào tai giữa. Khi viêm, niêm mạc sung huyết, phù nề gây cản trở dẫn lưu dịch và cản trở lưu thông khí qua vòi nhĩ dẫn đến ứ đọng dịch và mất cân bằng áp suất trong tai giữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn bội nhiễm.

Một số những nguyên nhân khác có thể làm cản trở lưu thông vòi nhĩ dẫn đến viêm tai giữa ngoài nhiễm trùng mũi và viêm xoang như:

  • Viêm tổ chức lympho ở vòm và quanh vòi
  • Dị ứng mũi
  • Khói thuốc lá
  • Nhiều chất nhầy mũi đặc bám bít cửa vòi
  • Khi có thay đổi khí áp đột ngột.

Nhiễm trùng tai trong trẻ em đa phần nguyên nhân là do vi khuẩn gây nên. Có khoảng 20% trẻ em bị viêm tai trong từ bệnh viêm màng não do vi khuẩn gây ra, gây nên các vấn đề về thính giác hoặc thăng bằng.

Những triệu chứng của bệnh

Những triệu chứng trên có thể ở 1 hoặc 2 bên tai. Nó có thể tự khỏi hoặc tồn tại dai dẳng.

  • Đau nhẹ trong tai
  • Cảm giác nặng tai, ù tai
  • Chảy dịch tai nhầy mủ nếu màng nhĩ bị thủng
  • Giảm khả năng nghe
  • Cảm thấy mờ mắt
  • Cảm thấy mất thăng bằng, đứng không vững và luôn có cảm giác giống như sắp ngã
  • Luôn có cảm giác buồn nôn, muốn mửa
  • Ù tai hoặc thính giác có thể mất trong 1 thời gian

Nhìn chung, các vấn đề viêm nhiễm ở tai có thể giải quyết, xử lý nhanh chóng nếu bạn kịp thời phát hiện và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nhân không điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể diễn biến xấu, trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, trong đó khiếm thính, rách màng nhĩ là hiện tượng khá phổ biến.

Cần được thăm khám sớm khi có bất cừ dấu hiệu nào của bệnh

Điều trị nhiễm trùng tai

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

Ban đầu bác sĩ sẽ xác định loại bệnh bằng cách hỏi về các triệu chứng và kiểm tra thể chất. Sau đó sẽ chẩn đoán nhiễm trùng tai bằng cách soi tai để kiểm tra màng nhĩ và quan sát có xuất hiện mủ trong tai giữa không.

Thuốc kháng sinh thường không cần thiết cho nhiễm trùng tai giữa vì hệ thống miễn dịch cơ thể có thể tự mình loại bỏ nhiễm trùng. Nhưng đôi khi các loại kháng sinh như amoxicillin lại cần thiết để điều trị các trường hợp nặng hoặc các trường hợp kéo dài hơn 2-3 ngày.

Đối với trường hợp nhiễm trùng tai giữa nhẹ, bác sĩ có thể khuyên nên chờ đợi hoặc trì hoãn vệ sử dụng kháng sinh. Điều này có thể để hệ thống miễn dịch có thời gian chống lại các nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng tai

Giảm đau

Nếu trẻ không cảm thấy khoẻ hơn sau 2 ngày nghỉ ngơi, hãy cho trẻ uống nhiều nước và sử dụng thuốc giảm đau.
Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc giảm đau điển hình như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin), ngoài ra còn tác dụng giúp hạ sốt.

Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi chỉ cho uống acetaminophen. Còn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Nên tránh dùng Aspirin cho trẻ vì mối đe doạ của hội chứng Reye-một tình trạng hiếm gặp có thể gây sưng não hoặc gan.

Kháng sinh

Nếu bác sĩ quyết định điều trị bằng kháng sinh thì người bệnh phải tuân theo nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ. Dùng tất cả các liều dùng ngay cả khi trẻ cảm thấy tốt hơn. Trong trường hợp thấy trẻ có triệu chứng bị bệnh từ thuốc thì cần sự hỗ trợ của bác sĩ để có phương pháp khắc phục.

Nếu không thực hiện toàn bộ phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiễm trùng có thể quay trở lại và trở nên kháng với nhiều phương pháp điều trị hơn.

Loại bỏ dịch trong tai

Nếu nhiễm trùng gây ra biến chứng nghiêm trọng, chất lỏng vẫn còn trong tai trong một thời gian dài hoặc trẻ bị nhiễm trùng tai tái phát, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật trích rạch màng nhĩ.
Bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ trên màng nhĩ để chất lỏng như nước, máu hoặc mủ có thể chảy ra. Trong nhiều trường hợp có thể đặt vào một cái ống để những chất lỏng này sẽ không quay lại vào bên trong. Ống này thường tự rơi ra trong khoảng 6-18 tháng, cho phép chất lỏng thoát ra và không khí lưu thông để giữ cho tai luôn khô ráo.

Để có thể sử dụng ống này, cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ kéo dài khoảng 15 phút. Phẫu thuật này hiếm khi dẫn đến nhiễm trùng hoặc sẹo và thường có hiệu quả lâu dài. Nếu các ống trôi ra và nhiễm trùng trở lại, hãy đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt hơn.

 Phương pháp tự nhiên

Có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên để giảm bớt các triệu chứng do nhiễm trùng tai gây nên, bao gồm:

  • Làm ấm: Có thể dùng miếng gạc ấm để làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Cách cho trẻ ăn: Nếu bé ăn bằng bình thì hãy đứng lên chứ không nên đặt trẻ nằm để ăn.
  • Súc miệng: nước muối sẽ giúp làm dịu cổ họng và có thể làm sạch các ống Eustachian.
  • Đứng cao: Giữ đầu thẳng có thể giúp lưu thông tai giữa
  • Không khí trong lành: Những người hút thuốc nên tránh hút thuốc trong nhà hoặc bất cứ nơi nào gần trẻ nhỏ.

Điều trị nhiễm trùng tai cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa, dù là nhiễm trùng tai ở trẻ hay người lớn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.

Nhiễm trùng tai trong bao gồm nhiều dấu hiệu khác nhau, người bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác. Nếu người bệnh cảm thấy có từ hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu của nhiễm trùng tai trong, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.

Leave a reply