Ung thư vú

Ung thư vú được phát hiện mỗi năm ở cả 2 giới, chiếm đến 11.7 % tổng số các loại bệnh ung thư. Là bệnh lý ác tính, biết được nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh này sẽ giúp phát hiện sớm, nâng cao hiệu quả điều trị ở người bệnh.

Ung thư vú
Ung thư vú

Ung thư vú là bệnh gì?

Ung thư vú là bệnh lý u vú ác tính khi các tế bào ác tính hình thành từ trong mô tuyến vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đây là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới.

Ung thư xuất phát từ tiểu thùy và thùy tuyến vú được gọi là ung thư tiểu thùy (lobular carcinoma). Ung thư vú dạng viêm thường có biểu hiện sưng, nóng và đỏ, đây là dạng ung thư vú ít gặp. Bệnh nếu phát hiện và điều trị muộn có thể đã di căn vào xương và các bộ phận khác, đau đớn sẽ càng nhân lên.

Phân loại ung thư vú 

Ung thư vú không xâm lấn

Với ung thư vú không xâm lấn còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ hoặc đôi khi được xem là tổn thương tiền ung thư. Với ung thư vú không xâm lấn các tế bào ung thư chỉ giới hạn trong các tiểu thuỳ vú hoặc trong các ống dẫn sữa. Với ung thư này, các tế bào ung thư chưa phát triển hoặc xâm lấn và mô vú bình thường. 

Có 2 dạng ung thư vú không xâm lấn là Ung thư ống tuyến vú tại chỗ và Ung thư ô tiểu thùy tại chỗ.

Ung thư vú xâm lấn

Khi tế bào ung thư đã lan ra ngoài các ống tuyến hoặc các tiểu thùy của vú đến mô vú xung quanh chúng được gọi là ung thư vú xâm lấn. Các dạng ung thư vú xâm lấn bao gồm:

  • Bệnh Paget của núm vú
  • Ung thư biểu mô ống tuyến xâm lấn
  • Ung thư vú di căn
  • Ung thư vú dạng viêm
  • Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn
  • Ung thư vú tiến triển tại chỗ
  • U Phyllodes vú.

Các dưới nhóm của ung thư vú

Các dạng khác của ung thư vú dựa trên các gen mà bệnh ung thư biểu hiện, như:

  • Ung thư vú thụ thể hormone dương tính
  • Ung thư vú HER2 dương tính
  • Ung thư vú bộ ba âm tính.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh ung thư vú thường mắc phải ở những người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú.
  • Do gen di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi bệnh viện kiểm tra, bởi bệnh này có thể di truyền trong các thành viên trong gia đình.
  • Có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Những người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú,…
  • Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm cũng tạo điều kiện phát sinh ung thư vú.
  • Béo phì, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin, hút thuốc lá, uống rượu cũng có nguy cơ bị ung thư vú.

Dấu hiệu của bệnh ung thư vú

Nếu có những triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời:

  • Xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách
  • Dịch từ núm vú đặc biệt dịch có máu
  • Vết lõm da vú hoặc dày da vú
  • Đau nhức vùng vú hoặc núm vú
  • Biểu hiện tụt núm vú
  • Vú có sự thay đổi về kích thước và hình dáng
  • Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng
  • Vết lõm da vú giống như da quả cam gọi là sần da cam.

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
  • Người gặp vấn đề sinh sản (vô sinh, hiếm muộn hoặc có con đầu lòng khi trên 35 tuổi).
  • Người có tiền sử bản thân mắc bệnh u nang hoặc u xơ tuyến vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung,…
  • Người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, tia bức xạ.

Sự nguy hiểm của bệnh

Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư vú đứng hàng đầu trong nhóm nguyên nhân tử vong do ung thư ở nữ giới trên toàn thế giới. Mỗi năm nước ta có khoảng hơn 21.555 ca mắc mới và hơn 9.315 ca tử vong. Ung thư vú ở nam giới chiếm khoảng 1% các trường hợp.

Tế bào ung thư khi lây lan vào trong cơ thể sẽ thông qua 3 con đường chính là: mô tế bào lân cận, hệ thống bạch huyết và qua đường máu. Việc các tế bào ung thư xâm lấn và lây lan trong cơ thể được gọi là di căn:

  • Mô tế bào lân cận: Lúc này tế bào ung thư đã lan rộng từ cơ quan khởi bệnh và phát triển xâm lấn sang các mô tế bào lân cận.
  • Hệ thống bạch huyết: Lúc này tế bào ung thư đã lan rộng từ cơ quan khởi phát bệnh vào hệ thống bạch huyết sau đó di chuyển trong mạch bạch huyết để đến với các cơ quan khác của cơ thể.
  • Máu: Sau khi tế bào ung thư xâm lấn từ cơ quan khởi phát bệnh vào máu và di chuyển ngay trong mạch máu để lan đến các cơ quan khác của cơ thể.

Đặc điểm của khối u di căn là có đặc tính giống với khối u nguyên phát (khối u ban đầu). Ví dụ nếu ung thư vú di căn xâm lấn đến xương, tế bào ung thư ở xương sẽ hoạt động tương tự như tế bào ung thư ở vú. Trường hợp này được gọi là ung thư vú di căn xương, không phải là ung thư xương nguyên phát.

Ở giai đoạn khối u nguyên phát di căn đến các mô và cơ quan trong cơ thể ở trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện những điều nghi ngờ

Điều trị ung thư vú

Phẫu thuật ung thư vú

Đối với khối u nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật bóc tách. Nếu ung thư đã lan rộng, bác sĩ sẽ tiến hành đoạn nhũ (đây là kỹ thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú bao gồm phần da, núm vú và tuyến sữa).

Các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện đoạn nhũ tiết kiệm da giúp cho việc tái tạo tuyến nhũ thuận lợi hơn, đồng thời cũng có thể nạo hạch sinh thiết nhằm phân tích tế bào để phát hiện ung thư đã di căn tới hạch hay chưa. Trong một số trường hợp thì phụ nữ mắc ung thư vú có thể lựa chọn cắt bỏ tuyến vú bên lành (còn gọi là “đoạn nhũ dự phòng”) nếu các nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú hoặc mang gen đột biến có liên quan đến bệnh.

Liệu pháp xạ trị

Phương pháp này sẽ sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X và proton để diệt các tế bào ung thư. Sau khi bệnh nhân được đoạn nhũ thì sẽ dùng các chùm tia này để chiếu xạ bên ngoài nhằm đảm bảo rằng các tế bào ung thư đã được tiêu diệt hết.

Liệu pháp hoá trị

Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối tượng áp dụng là những người mà tế bào ung thư có nguy cơ cao tái phát hoặc lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể. Đôi khi hóa trị cũng được chỉ định trước tiên nhằm làm thu gọn khối u bướu lớn để hỗ trợ việc loại bỏ nó dễ dàng trong quá trình phẫu thuật. Hóa trị thường được chỉ định là khi tế bào ung thư đã lan rộng, mục đích là để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng kèm theo.

Phòng ngừa ung thư vú

Dinh dưỡng

Hiện nay, không có một loại thực phẩm hay chế độ ăn có thể ngăn chặn ung thư vú. Tuy nhiên việc lựa chọn đúng thực phẩm và chế độ ăn có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh nhất có thể, tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở mức thấp nhất có thể. Và không có thực phẩm hoặc chế độ ăn uống nào có thể chữa khỏi ung thư, mặc dù một số chúng có thể giúp kiểm soát tác dụng phụ của việc điều trị hoặc giúp cơ thể bạn khỏe lại sau khi điều trị. Một số lựa chọn thực phẩm có thể giúp điều trị ung thư hiệu quả hơn hoặc có thể giúp bạn khỏe mạnh.

  • Giữ trọng lượng cơ thể của bạn trong mức phù hợp.
  • Ăn nhiều rau và trái cây.
  • Hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ dưới 10% tổng lượng calo mỗi ngày và lượng chất béo tiêu thụ được khuyến cáo nên ở khoảng 30gr mỗi ngày.
  • Sử dụng thêm các thực phẩm giàu omega-3 và axit béo, hạn chế sử dụng các chất béo chuyển hóa, thực phẩm chế biến sắn chứa nhiều phụ gia. 

Tập thể dục

Phụ nữ tập thể dục hơn 4 tiếng mỗi tuần được ghi nhận có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn phụ nữ không tập thể dục. Hiệu quả của việc tập thể dục trong việc làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú được ghi nhận rõ rệt ở phụ nữ tiền mãn kinh có cân nặng bình thường hoặc thấp.

Tự khám vú tại nhà

Tự khám vú là việc làm quan trọng giúp phát hiện sớm ung thư vú nhờ sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường xuất hiện ở vú.

Việc kiểm tra vú hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nà và định kỳ mỗi tháng bạn nên kiểm tra 1 lần, thường là vào ngày thứ 7 – 10 của chu kỳ kinh (Ngày 1 của chu kỳ kinh = ngày bắt đầu thấy kinh) vì ở thời điểm này phần vú mềm nhất, bạn sẽ dễ dàng tự khám để phát hiện bất thường.

Bạn có thể tự khám qua các bước theo hướng dẫn sau.

Tầm soát

Việc chẩn đoán ung thư vú thường dựa trên nền tảng là tầm soát bệnh, bắt đầu với việc tự khám vú đều đặn hàng tháng để phát hiện sớm các bất thường. Phần lớn các khối u này là những thay đổi lành tính của tuyến vú, chỉ có khoảng 10 – 20% khối u vú không may là ác tính. 

Với những phụ nữ từ 40-49 tuổi nếu không có triệu chứng, việc chụp nhũ ảnh có thể được cân nhắc thực hiện hàng năm và mỗi 1-2 năm/lần với người trên 50 tuổi.

Leave a reply