Vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là một dạng của lão hóa xảy ra với cột sống, tình trạng này thường xảy ra ở những người trung niên và người già. Người bệnh vận động khó khăn, các dây thần kinh, mạch máu bị đè ép khiến người bệnh cảm giác đau đớn.

Vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là bệnh gì?

Vôi hóa cột sống là sự lắng đọng canxi ở các khớp xương, gây ra tình trạng thoái hóa và hình thành các gai cột sống, khiến hạn chế cử động của các khớp xương. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau lưng, cứng khớp, tê bì ở các vùng chân, tay và thắt lưng. Từ đó, gây ra nhiều sự bất tiện trong hoạt động đời sống hằng ngày của người bệnh.

Vôi hóa cột sống phổ biến nhất là vôi hóa đốt sống cổ và vôi hóa đốt sống lưng. Trước đây, bệnh lý này thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nhưng ngày nay lại xuất hiện ở cả những người trẻ do thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi sai tư thế và ít luyện tập thể thao.

Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

Nguyên nhân trực tiếp của vôi hóa cột sống là sự lão hóa của cột sống. Đây là tình trạng cột sống mất dần cấu trúc và chức năng vốn có.

Đây là tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể, vì vậy bệnh thường xảy ra những những người trên 50 tuổi vì đây là mốc thời gian cơ thể người bắt đầu có sự suy giảm chức năng.

Bên cạnh đó, cột sống bị vôi hóa cũng có thể là biến chứng của chấn thương từ tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Chấn thương có thể là do thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đĩa đệm. Điều này sẽ tạo a sự chèn ép lên dây chằng hoặc dây thần kinh và gây nên căn bệnh này.

Ngoài ra, vôi hóa cột sống cũng là hậu quả của những nguyên nhân sau đây:

  • Do máu không cung cấp đủ dưỡng chất và oxy để nuôi xương làm xương bị thoái hóa trở nên xốp.
  • Quá trình trao đổi chất giảm, thoái hóa các tế bào tăng ở người cao tuổi.
  • Ngồi làm việc một chỗ, ít vận động, các khớp xương bị chèn ép, khí huyết lưu thông kém, các tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng dẫn tới vôi hóa cột sống.

Việc ít vận động sẽ gây ra tình trạng khí huyết lưu thông kém, từ đó dẫn đến các khớp xương bị chèn ép. Như thế, nguy cơ bị viêm nhiễm ở cơ xương khớp cũng sẽ tăng dần theo đó. Vì cơ bắp kết nối với xương thông qua gân và dây chằng, đóng vai trò là đòn bẩy hỗ trợ cho xương khớp.

Đây là lý do, nếu bạn ít vận động, thì các mô cơ không có đủ dưỡng chất để duy trì chức năng và phát triển. Và hệ lụy lớn của việc này chính là vôi hóa cột sống khi tình trạng các khớp và xương tại đây đã sớm suy giảm khả năng làm việc của chúng.

Dấu hiệu vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống có các dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy cứng, khó vận động ở những vị trí bị vôi hóa. Ví dụ vôi hóa đốt sống lưng khiến người bệnh khó xoay người hay cúi người xuống.
  • Các cơn đau buốt dữ dội thường xuyên xảy ra và lan ra những khu vực xung quanh.
  • Tê bì bàn tay, bàn chân do bệnh đã ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi.
  • Vôi hóa kèm theo gai cột sống khiến người bệnh có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, ù tai, hay quên…
Bệnh gây ra nhiều cơn đau khó chịu

Biến chứng có thể gặp phải

Vôi hóa cột sống nếu phát hiện sớm có thể điều trị và cải thiện tốt. Tuy nhiên, bệnh cũng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống và khả năng hoạt động của người bệnh.

Những biến chứng mà người bệnh cần phải đề phòng gồm:

  • Vẹo cột sống, gù lưng
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Hẹp tủy sống
  • Chèn ép rễ thần kinh
  • Rối loạn tiền đình

Điều trị vôi hóa cột sống

Thông thường, những trường hợp của vôi hóa cột sống đều có thể được điều trị không qua phẫu thuật. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào phục hồi và cải thiện tính linh hoạt của cột sống bằng các bài tập phù hợp. Nếu người bệnh có những cơn đau lưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau phù hợp.

Dùng thuốc điều trị vôi hóa cột sống

Thuốc sử dụng chỉ là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để giảm triệu chứng bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa và vôi hóa diễn ra nhanh. Thuốc không có tác dụng chữa triệt để nên bệnh nhân vôi hóa cột sống cần kết hợp điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc. Ngoài ra không thể lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài, cần dùng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị bệnh tập trung đến các phương pháp vật lý trị liệu có hiệu quả lâu dài, an toàn như: siêu âm trị liệu, xoa bóp, nhiệt trị liệu,…

Y học cổ truyền nước ta cũng có nhiều phương pháp hiệu quả trong điều trị, giảm đau do vôi hóa cột sống như: châm cứu, bấm huyệt,…

Để kiểm soát tiến triển bệnh, người bệnh cần lưu ý thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

  • Thường xuyên luyện tập, chơi các môn thể thao vừa sức để vận động xương khớp.
  • Chế độ ăn hợp lý, duy trì cân nặng ở mức vừa phải và đảm bảo dinh dưỡng nuôi dưỡng xương khớp.
  • Khi mắc các bệnh cột sống như loãng xương, thoát vị đĩa đệm cột sống, thoái hóa cột sống,… cần đi khám và điều trị tích cực.

Kết hợp điều trị với thay đổi lối sống, triệu chứng bệnh có thể được cải thiện song người bệnh cần kiên trì. Bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi nên không nên quá lo lắng, giảm lao động nặng dùng sức và nghỉ ngơi nhiều hơn để làm chậm tiến triển của bệnh.

Kéo giãn cơ lưng

Những bài tập tốt cho người bị vôi hóa cột sống

Các bài tập dưới đây tốt cho hệ xương khớp và cột sống, nếu bị vôi hóa cột sống, hãy thực hiện kiên trì, cảm giác đau và giảm vận động sẽ được cải thiện. Các chuyên gia khuyến cáo, nên tập những bài tập dưới đây ít nhất 2 lần trong ngày, lặp lại 10 lần động tác.

Bài tập 1: Kéo giãn cơ lưng bên chân co

Bàn nằm ngửa trên giường, sàn hoặc mặt phẳng nào đó, một chân duỗi thẳng, 1 chân co gối lại. Chân duỗi thẳng sao cho ngóc bàn chân lên, ấn gan bàn chân xuống mặt phẳng. Hai tay đan kéo sát đặt vào đầu gối của chân co, hướng về phía ngực và hít vào. 

Sau đó duỗi thẳng chân về tư thế bình thường và thở ra.

Bài tập thứ 2: kéo giãn cơ lưng 2 bên

Cũng nằm trên mặt phẳng như bài tập đầu tiên, co hai chân lại, hai tay đan và kéo sát hai gối về hướng ngực, đồng thời hít vào.

Duỗi thẳng hai chân về vị trí bình thường và thở ra.

Bài tập thứ 3: Nghiêng xương chậu ra sau

Tư thế nằm bình thường, co hai gối, đặt 2 bàn chân lên mặt phẳng sao cho thoải mái. Tay xếp chéo đặt trên ngực.

  • Bắt đầu với bài tập nhẹ: gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường và hít vào. Thư giãn cơ bụng rồi thở ra.
  • Tiếp tục với bài tập tăng tiến: Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường, đồng thời nhấc mông lên cao rồi hít vào. Từ từ hạ mông xuống và thở ra, trong quá trình này lưu ý giữ lưng sát với mặt giường.

Bài tập thứ 4: Kéo giãn cơ mặt đùi

Tư thế nằm, hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Một bên chân duỗi thẳng đặt trên giường, chân còn lại giơ cao góc 45 độ, khép, xoay về phía đối diện. Lưu ý duỗi ban chân xuống, mông giữ sát mặt giường và hít vào.

Giữ thẳng đầu gối rồi hạ chân xuống từ từ, rồi thở ra. Thực hiện với cả hai chân.

Bài tập thứ 5: Kéo giãn nhóm cơ lưng

Ngồi trên 2 gót chân, mông giữ ổn định trên gót. Đầu cúi sát mặt giường, người cúi về phía trước, đồng thời 2 tay trượt trên mặt giường hướng đến phía trước. 

Khi thực hiện động tác này, cơ lưng và cột sống được giãn ra tạo cảm giác thoải mái, bạn hít thở đều đặn trong suốt quá trình tập.

Leave a reply