Suy gan: nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Suy gan là một bệnh lý nguy hiểm, bệnh khiến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng đối với cơ thể. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nên cần được xử trí kịp thời.

Suy gan: nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị
Suy gan

Suy gan là bệnh gì?

Suy gan là tình trạng gan giảm khả năng thực hiện các chức năng bình thường của gan, xảy ra khi phần lớn tổ chức gan bị tổn thương và không có khả năng hoạt động. Đây thường là giai đoạn cuối của nhiều bệnh gan, xảy ra khi phần lớn cơ quan đã bị hư hại, không thể phục hồi. Nhưng cũng có thể suy gan cấp tính như trong ngộ độc thuốc.

Gan bị nhiễm virus hoặc hóa chất có thể dẫn đến tổn thương, gây suy gan, thậm chí về lâu dài sẽ ngưng hoạt động.

Suy gan được chia làm 2 nhóm chính, bao gồm:

Suy gan cấp tính

Suy gan cấp tính là tình trạng rối loạn chức năng gan nghiêm trọng, có thể xảy ra với những người không có tiền sử về bệnh gan trước đó. Nguyên nhân chính thường do dùng quá liều một loại thuốc, hay gặp nhất là Acetaminophen , đây là loại thuốc giảm đau hạ sốt thông dụng. Bên cạnh đó, một số yếu tố thường gặp khác phải kể đến như:

Suy gan mạn tính

Suy gan mạn tính là kết quả của tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn đến việc hình thành mô sẹo thay thế cho mô khỏe mạnh (xơ hóa). Thời gian phát triển chậm hơn suy gan cấp tính, có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do viêm gan virus B, C, lạm dụng rượu hoặc mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)… làm mất đi phạm vi chức năng điển hình vốn có.

Nguyên nhân gây suy gan

Nguyên nhân gây suy gan:

  • Viêm gan vi rút A, B, C, D, ..có nguy cơ cao bị suy gan.
  • Do sử dụng các loại thuốc thời gian dài, thường xuyên như Peracetamol. Thuốc kháng viêm không steroid, Halothane, …
  • Bệnh Wilson
  • Sốc nhiễm trùng
  • Ngộ độc các loại nấm
  • Bệnh lý tự miễn
  • Uống nhiều bia rượu, thuốc lá
  • Chế độ ăn uống chứa nhiều cất độc hại khiến khiến gan phải làm việc quá sức trong thời gian dài dẫn đến chức năng gan suy giảm…

Những triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của suy gan không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Các biểu hiện có thể gặp như:

  • Buồn nôn
  • Chán ăn, mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Giảm cân

Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng:

  • Vàng mắt, vàng da: Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh về gan. Nguyên nhân là do khi bị suy gan, chức năng gan suy giảm dẫn tới sự tích tụ bilirubin trong máu và gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt.
  • Bầm da hoặc chảy máu: Suy gan khiến gan không còn thải độc máu tốt và bạn sẽ gặp phải các vấn đề về đông máu bề mặt da. Đây là nguyên nhân gây nên các vết bầm trên da, thậm chí chảy máu.
  • Chướng bụng, tích tụ dịch trong bụng: Gan nằm dưới sườn phải nên nó có thể khiến bạn bị đau nhói hoặc đau âm ỉ  khu vực sườn phải khi bị suy gan.
  • Chân phù nề và tích tụ dịch
  • Hơi thở có mùi ngọt hoặc mốc (mùi amoniac).
Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là lúc đang gặp vấn đề về gan

Biến chứng của suy gan

Suy gan để lại nhiều biến chứng nặng nề như:

  • Phù não: Do mất cân bằng điện giải và dịch thể dẫn đến tình trạng phù não làm gia tăng áp lực lên hộp sọ.
  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu và hệ hô hấp.
  • Xuất huyết và biến chứng của xuất huyết: chức năng gan suy giảm dẫn đến rối loạn quá trình sản xuất các yếu tố đông máu, từ đó làm rối loạn đông máu khiến hệ tiêu hóa dễ bị xuất huyết. Thông thường rất khó để kiểm soát biến chứng này.
  • Suy thận: biến chứng suy thận xuất hiện ở 55% trong số các trường hợp suy gan cấp tính khi được chuyển tới chuyên khoa điều trị, thường bộc phát sau suy gan (hay còn được biết đến với tên gọi hội chứng gan thận). Cũng có khi suy thận đồng thời xảy ra với suy gan do các tác nhân khác ảnh hưởng tới 2 cơ quan này (ví dụ như uống quá liều paracetamol).
  • Rối loạn chuyển hóa: hạ kali máu, nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm phosphat máu, hạ đường huyết (do cholesterol trong máu tăng và glycogen ở gan bị giảm).

Suy gan không lây bệnh từ người này qua người khác, các nguyên nhân gây suy gan do viêm gan virus A và E có thể lây theo đường tiêu hóa: ăn uống. Viêm gan virus B, C lây qua đường máu hoặc tình dục mà không lây qua đường tiêu hóa. Lúc này, các virus gây tổn thương cơ quan có khả năng lây lan qua máu, tinh dịch, thức ăn hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Ngoài ra, các trường hợp còn lại đều không có khả năng lây nhiễm.

Điều trị bệnh suy gan

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Điều trị bằng thuốc

Với những trường hợp bệnh nhẹ, gan chưa bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm chống lại tác nhân gây suy gan và hỗ trợ gan mau phục hồi.

Acetylcysteine là thuốc đẩy lùi ngộ độc cho gan, được sử dụng trong trường hợp bệnh xuất phát từ việc dùng quá liều Acetaminophen. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng tương tự với người bị suy gan do nhiễm chất độc khác. Điều trị các thuốc đặc hiệu đối viêm gan virus B, C. Điều trị các nguyên nhân khác gây suy gan.

Phẫu thuật

Với những trường hợp gan bị tổn thương nặng một phần. Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương để ngăn chặn lây lan. Gan có khả năng tự hồi phục nên việc cắt bỏ một phần gan sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ghép gan

Nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng, không còn có khả năng hoạt động để duy trì sự sống, ghép gan là phương pháp cuối cùng cần thực hiện. Trong quá trình này, gan bị tổn thương sẽ được loại bỏ và thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Sau cấy ghép, hầu hết người bệnh đều có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp chăm sóc y tế suốt đời là bắt buộc để đảm bảo cơ quan luôn hoạt động hiệu quả.

Cách phòng ngừa suy gan

Cách phòng ngừa suy gan hiệu quả là tập trung ngăn chặn các nguyên nhân cơ bản. Một số giải pháp hữu ích có thể kể đến như:

  • Theo dõi và điều trị viêm gan virus B
  • Ngăn ngừa nhiễm và điều trị viêm gan virus C
  • Ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Đây là giải pháp để điều trị yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì… hạn chế tối đa tình trạng suy gan.
  • Sử dụng thuốc điều trị, thực phẩm chức năng cho gan theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng để hạn chế các vấn đề không mong muốn, đặc biệt là tình trạng suy gan cấp tính.
  • Xây dựng chế độ ăn có lợi cho gan, gồm các thực phẩm sau: yến mạch, trà xanh, tỏi, các loại quả mọng, bưởi, cà phê…
  • Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ phù hợp để tăng cường sức mạnh cho gan và sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế uống rượu bia: Mặc dù rượu bia ở mức độ vừa phải không có khả năng dẫn đến suy gan nhưng bác sĩ khuyên nên tránh hoàn toàn những chất kích thích này, đặc biệt là người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến gan.
  • Tiêm vacxin phòng ngừa các bệnh về gan như viêm gan B để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh về

Cần đi khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình hình sức khỏe, đồng thời giúp phát hiện bệnh suy gan sớm. Nếu phải điều trị, cần điều trị đúng phác đồ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm giúp gan khỏe hơn tại: Bổ gan

Leave a reply